Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đã và đang tập trung tái cơ cấu ngành chăn nuôi bền vững bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo Thứ trưởng Bộ NNN&PTNT Vũ Văn Tám, khoa học công nghệ là nhóm giải pháp chính được xác định triển khai thành công tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ với các tổ chức quốc tế thời gian qua luôn được ngành chú trọng.
Trong những năm qua, Viện Chăn nuôi quốc tế luôn là một trong những đối tác hỗ trợ tích cực trong triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn này, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế thống nhất ký Bản ghi nhớ để mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Trong đó đặc biệt chú trọng đến mục tiêu hai bên cùng quan tâm như xây dựng hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững trên cơ sở phát triển lồng ghép giữa chăn nuôi và trồng trọt, phát triển các chuỗi giá trị, giảm thiểu các tác động tiêu cực và rủi ro vẫn tồn tại lâu nay trong hệ thống nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong bối cảnh toàn cầu hóa nhanh chóng, nhất là việc thực hiện những cam kết mở cửa thị trường sữa và sản phẩm vật nuôi là những thách thức đặc biệt lớn của ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu cần có sự đổi mới cả quy trình công nghệ, cách tiếp cận và sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, giữa các tổ chức nghiên cứu với các cơ quan quản lý quốc gia. Bản ghi nhớ giữa 2 bên sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả hơn.
Về phần mình, bà Shirley Tarawali - Phó Tổng giám đốc Viện Chăn nuôi quốc tế cho biết, những nghiên cứu mới của Viện hiện nay đang được mở rộng theo hướng phát triển chăn nuôi theo chuỗi. Đồng thời phát triển chăn nuôi gắn với biến đổi khí hậu đối với những ngành hàng chính như chăn nuôi lợn, gia cầm. Đây cũng là những mục tiêu mà Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Việt Nam đang hướng tới.
Có thể bạn quan tâm

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.

Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.