Hợp tác chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đã và đang tập trung tái cơ cấu ngành chăn nuôi bền vững bao gồm các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo Thứ trưởng Bộ NNN&PTNT Vũ Văn Tám, khoa học công nghệ là nhóm giải pháp chính được xác định triển khai thành công tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ với các tổ chức quốc tế thời gian qua luôn được ngành chú trọng.
Trong những năm qua, Viện Chăn nuôi quốc tế luôn là một trong những đối tác hỗ trợ tích cực trong triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn này, Bộ NN&PTNT và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế thống nhất ký Bản ghi nhớ để mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Trong đó đặc biệt chú trọng đến mục tiêu hai bên cùng quan tâm như xây dựng hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững trên cơ sở phát triển lồng ghép giữa chăn nuôi và trồng trọt, phát triển các chuỗi giá trị, giảm thiểu các tác động tiêu cực và rủi ro vẫn tồn tại lâu nay trong hệ thống nông nghiệp.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, trong bối cảnh toàn cầu hóa nhanh chóng, nhất là việc thực hiện những cam kết mở cửa thị trường sữa và sản phẩm vật nuôi là những thách thức đặc biệt lớn của ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu cần có sự đổi mới cả quy trình công nghệ, cách tiếp cận và sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, giữa các tổ chức nghiên cứu với các cơ quan quản lý quốc gia. Bản ghi nhớ giữa 2 bên sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả hơn.
Về phần mình, bà Shirley Tarawali - Phó Tổng giám đốc Viện Chăn nuôi quốc tế cho biết, những nghiên cứu mới của Viện hiện nay đang được mở rộng theo hướng phát triển chăn nuôi theo chuỗi. Đồng thời phát triển chăn nuôi gắn với biến đổi khí hậu đối với những ngành hàng chính như chăn nuôi lợn, gia cầm. Đây cũng là những mục tiêu mà Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của Việt Nam đang hướng tới.
Có thể bạn quan tâm

Cá chiên có ở các sông phía Bắc, được xếp vào loại “ngũ quý hà thủy”. Loài cá này có thịt thơm ngon nên giá thành cao. Một con cá chiên thường nặng khoảng 5 đến 7 kg. Có con to nặng đến 50 – 60 kg. Tuy nhiên, những năm qua, loài cá này bị khai thác nhiều nên số lượng cá chiên tại các sông, suối ngày càng cạn kiệt.

"Năm nay, khả năng cho trái của cây măng cụt chỉ đạt khoảng 25%, thậm chí có cây chẳng có trái nào. Không những năng suất không đạt mà giá cả cũng rớt. Năm trước, vào vụ, giá măng cụt dao động từ 50 đến 60 ngàn đồng/kg, còn năm nay, chỉ từ 27 đến 30 ngàn đồng/kg. Cứ đà này, nhà vườn sẽ đốn măng cụt trồng lại chôm chôm thôi…” - anh Lê Văn Vũ - ở ấp An Thạnh, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre) tâm sự.

21 giờ đêm ngày 15/5, chiếc chuyên cơ MH 6204 của hãng hàng không MasKargo (Malaysia) hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, chở theo 300 con bò sữa, bò tơ từ Úc để bổ sung vào nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước.

Những năm qua, kinh tế thủy sản Cà Mau có bước tiến đáng phấn khởi, bước đầu đã thoát khỏi tập quán sản xuất lạc hậu. Tuy nhiên, để tăng tốc hơn nữa, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 1,2 tỷ USD vào năm 2015

Được sự giúp đỡ về kỹ thuật của Chi cục thủy sản Yên Bái, anh Trần Văn Phương, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã áp dụng thử nghiệm phương pháp thụ tinh nhân tạo cho cá nheo và bước đầu đạt kết quả rất khả quan.