Họp báo giới thiệu Hội chợ thương mại quốc tế Việt Trung

Hội chợ ngoài ý nghĩa XTTM, định hướng xuất khẩu, còn là hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị… thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm 65 năm giải phóng Lạng Sơn (17/10/1950-17/10/2015), kỷ niệm 184 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn (4/11/1831-4/112015) và 106 năm ngày sinh của đồng chí Hoàng Văn Thụ…
Trả lời Báo Công Thương, ông Nguyễn Quốc Hải - Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lạng Sơn 2015) do Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) và Công ty Cổ phần Truyền thông và hội chợ quốc tế (HZC) thực hiện.
Hội chợ là một hoạt động thiết thực, thực hiện cam kết trong ghi nhớ giữa Sở Công Thương Lạng Sơn với chính quyền nhân dân Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc), là cơ hội tốt cho các DN, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ….
Đặc biệt hội chợ là cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các DN Việt Nam - Trung Quốc, thông qua hội chợ các DN có cơ hội tiếp cận thị trường Lạng Sơn và tìm hiểu về thị trường Trung Quốc cũng như cơ hội để DN Trung Quốc tìm hiểu thị trường Lạng Sơn, cửa ngõ quan trọng trong việc thâm nhập thị trường ASEAN…
Theo ông Đinh Quang Hưng - Giám đốc HZC, đơn vị tổ chức triển lãm, tính đến nay có gần 400 gian hàng của hơn 250 doanh nghiệp đăng ký tham gia hội chợ. Trong đó có 40 gian hàng của DN địa phương, 40 gian hàng của DN Trung Quốc, 16 gian hàng của DN du lịch các tỉnh và trên 20 gian hàng của các Sở Công Thương, Trung tâm XTTM của 12 tỉnh, thành phố đăng ký tham dự…
Bên cạnh các hoạt động giao thương, mua bán, quảng bá sản phẩm… tại hội chợ còn có hội thảo chuyên đề “Kết nối giao thương, tăng cường xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn” với sự tham dự của các đại biểu trung ương, đại diện các hiệp hội, ngành hàng, các tổ chức kinh tế, thương nhân trong nước, đoàn đại biểu của Trung Quốc…
Có thể bạn quan tâm

Vượt thử thách dịch bệnh tấn công đàn lợn, cam bưởi càng chăm càng còi cọc, sau gần 10 năm bám trụ trang trại, anh Nguyễn Chí Tám (Thanh Hóa) có cơ ngơi trị giá vài chục tỷ đồng.
Ngày 24/4/2015, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Tổng Cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Tổng kết vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2015 các tỉnh phía Bắc gồm 11 tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.

Để có thể làm giàu và đổi đời được với nghề nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp thật không hề dễ dàng như nhiều người hằng mơ ước, nhưng cũng không hẳn quá khó khăn đến nỗi không thể vươn tới. Bằng chứng là trong số hàng vạn người nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng, đã có không ít người thành công. Vì sao họ có thể thành công như thế?.

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.