Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Ngự (Đồng Tháp) Thu Lợi Nhuận Khá Từ Cây Bắp Nếp

Hồng Ngự (Đồng Tháp) Thu Lợi Nhuận Khá Từ Cây Bắp Nếp
Ngày đăng: 12/04/2014

Tận dụng lợi thế đât bãi bồi, nông dân các xã Long Khánh A, Long Khánh B, Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) canh tác trên 180ha bắp nếp.

Sau 2 tháng rưỡi xuống giống, nông dân đã thu hoạch bắp nếp dứt điểm cho thu nhập khá. Trong vụ hè thu này, cây bắp nếp tiếp tục được nông dân chọn trồng như một loại hoa màu chủ lực ở các xã cù lao.

Vụ đông xuân rồi, đa số bà con nông dân chọn trồng bắp nếp giống 601 vì kháng bệnh sọc lá, cho trái to, chắc hạt, vị ngọt và năng suất cao, từ 17 - 20 tấn/ha. Nông dân rất mừng vì thương lái đến tận nơi thu mua bắp với giá từ 5 - 6 triệu đồng/công, trừ các khoản chi phí, bà con còn lợi nhuận từ 2,5 - 3 triệu đồng/công.

Ông Bùi Văn Đúng, ấp Long Hậu xã Long Khánh A vừa thu hoạch xong 1,5 công bắp nếp, bán với giá 5 triệu đồng/công, lãi khoảng 5 triệu đồng, cho biết:“Trong khi nhiều loại hoa màu bị xuống giá mạnh mà trồng bắp có lời vậy là tôi phấn khởi lắm! Thương lái mua bắp theo công chứ không cần cân, đếm gì”.

Năm nay nhiều hộ dân ở ấp Long Hậu bỏ các loại hoa màu như bầu bí mà chuyển sang trồng bắp nếp, bởi theo nhiều nông dân trồng bắp cho thu nhập ổn định hơn các loại hoa màu khác, đặc biệt với lợi thế thổ nhưỡng đất bãi bồi, có nước tưới đầy đủ giúp cho cây bắp phát triển tốt.

Ông Nguyễn Văn Xò, ấp Long Hậu xã Long Khánh A cũng vừa thu hoạch 1,5 công bắp nếp cho biết, sau khi trừ chi phí khoảng 3 triệu đồng, tôi lãi 5 triệu đồng. Trồng bắp ngoài bán trái, còn bán cây bắp được 300 ngàn đồng/công. Cây bắp làm thức ăn cho bò.

Những năm gần đây mô hình nuôi bò vỗ béo đang dần phát triển tại các địa phương trong huyện Hồng Ngư, trong đó có xã Long Khánh. Việc tận dụng phụ phẩm từ cây bắp làm thức ăn nuôi bò cũng trở nên phổ biến. Do vậy trong vụ xuân hè này bà con nông dân trong xã Long Khánh A tiếp tục xuống giống bắp nếp được trên 80ha.

Hiện tại cây bắp nếp chưa được liên kết đầu ra nên khi thu hoạch nông dân cũng chỉ tự thoả thuận mua bán với thương lái, do vậy bà con cũng nên cân đối cung cầu để sản phẩm làm ra được tiêu thụ dễ dàng.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Máy Chế Biến Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Nhà Máy Chế Biến Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

05/09/2014
Nâng Cao Vị Thế Cho Cá Thát Lát Hậu Giang Nâng Cao Vị Thế Cho Cá Thát Lát Hậu Giang

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

29/08/2014
Thành Phố Bắc Giang Bảo Vệ Thủy Sản Mùa Mưa Bão Thành Phố Bắc Giang Bảo Vệ Thủy Sản Mùa Mưa Bão

Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.

05/09/2014
Hỗ Trợ Hơn 59 Tỷ Đồng Giúp Nông Dân Phát Triển Đất Trồng Lúa Hỗ Trợ Hơn 59 Tỷ Đồng Giúp Nông Dân Phát Triển Đất Trồng Lúa

Mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích sản xuất lúa trên đất lúa khác (trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa).

29/08/2014
Chè Cây Cao Góp Phần XĐGN Chè Cây Cao Góp Phần XĐGN

Trong khi nhiều gia đình ở 4 xã phía bắc: Tả Phìn, Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Sín Chải (huyện Tủa Chùa) đang băn khoăn trong việc nên mở rộng diện tích hay tạm ngừng phát triển trồng chè, vì giá rẻ, sản phẩm khó tiêu thụ thì 2 năm qua, gia đình anh Hạng A Chư, bản Hấu Chua, xã Sín Chải, lại có thu nhập khá từ chè cây cao.

29/08/2014