Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng Hoa Cây Trồng Mới Có Nhiều Hứa Hẹn

Hồng Hoa Cây Trồng Mới Có Nhiều Hứa Hẹn
Ngày đăng: 02/02/2015

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.

Trước tình trạng đó, thực hiện chủ trương của tỉnh “phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh tạo hàng hóa có giá trị kinh tế cao góp phần cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”, nhận thấy giá trị của loài cây hồng hoa, Đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển cây hồng hoa trên địa bàn Dak Lak” do Trung tâm Ứng dụng khoa học – Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Dak Lak thực hiện đã được xây dựng và đưa vào trồng thử nghiệm tại một số địa phương trong tỉnh.
Cây hồng hoa (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ bông (Malvaceae), có nguồn gốc châu Phi. Ở Việt Nam, hồng hoa được nhập về trồng những năm 1990 và được nhân khá rộng tại các tỉnh, thành: Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Cần Thơ...
Giới y học ở Italia, CHLB Đức, Ấn Độ… và một quốc gia rất gần Việt Nam là Thái Lan coi hồng hoa là “nhà máy hóa chất khổng lồ”, bởi vi chất chứa trong hồng hoa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hạn chế tạo sỏi đường tiết niệu, kháng nấm, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư…
Cây hồng hoa là cây đa mục đích, có giá trị sử dụng rất phong phú, cụ thể như lá có vị chua, dùng làm rau ăn. Thân cây dùng để lấy sợi dệt bao tải. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt; có nơi dùng chế sirô.
Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut (bệnh thiếu vitamin C). Hồng hoa có thể dùng để chế rượu vang: rượu có màu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, gần giống với vang Bordeaux. Đài của hoa hồng hoa chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15 – 20 ngày sau khi hoa nở lúc chúng còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm.
Màu đỏ này còn được dùng để làm chất màu thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ và châu u. Lá, đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát. Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hóa và trị các bệnh về mắt. Nó cũng dùng để trị bệnh tim mạch và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch…
Hồng hoa được chế biến ra các sản phẩm dạng bán thành phẩm (thu hái làm sạch, phân loại, sơ chế, sấy khô đài hoa…) để làm nguyên liệu cho các ngành khác và tiêu dùng trực tiếp. Các nguyên liệu sơ chế để phục vụ sản xuất trà túi nhúng, mứt dẻo, rượu vang, sirô; chế phẩm màu đỏ tự nhiên. Các sản phẩm trên hiện nay cung cấp đáp ứng thị trường chưa nhiều, trong khi nhu cầu tăng mạnh cho tiêu dùng trực tiếp, cho thực phẩm chức năng, cho nguyên liệu để sản xuất công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và đặc biệt là xuất khẩu…
Tại Dak Lak, cây hồng hoa được trồng nhỏ lẻ trong các vườn nhà, chủ yếu lấy lá nấu canh chua, kho cá, tắm, gội đầu; nông dân chưa trồng đại trà với diện tích lớn để tạo ra sản phẩm bán ra thị trường trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Hiện giá bán lẻ đài hoa cây hồng hoa từ 10.000 – 15.000 đồng/kg tươi. Trong thời gian qua, chúng tôi đã cho trồng thử nghiệm hai mô hình ở huyện Buôn Đôn và TP. Buôn Ma Thuột với kết quả rất khả quan, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, thời gian sinh trưởng của hồng hoa trồng ở huyện Buôn Đôn là 110 ngày (17 - 5 gieo đến 7 - 9 cây bắt đầu thu hoạch); 60 ngày cây bắt đầu ra nụ hoa. Năng suất thực thu 17 tấn/ha; bán với giá hợp đồng trước với doanh nghiệp 5.000 đồng/kg, tổng thu được 85.000.000 đồng, lãi 49.323.000 đổng; tỷ suất lợi nhuận: 139%.
Còn thời gian sinh trưởng của hồng hoa trồng ở TP. Buôn Ma Thuột là 116 ngày (gieo 1-5 đến 26-8 cây bắt đầu thu hoạch); 60 ngày bắt đầu ra nụ hoa. Năng suất thực thu 20 tấn/ha; tổng thu 100.000.000 đồng, lãi 54.323.000 đồng; tỷ suất lợi nhuận: 152%.
Qua hai mô hình trồng thử nghiệm có thể kết luận, cây hồng hoa trồng trên hai loại đất đỏ bazan ở TP. Buôn Ma Thuột và đất xám ở huyện Buôn Đôn cho kết quả sinh trưởng, phát triển ở vùng đất đỏ tốt hơn và năng suất cây hồng hoa cao hơn vùng đất xám. Cây hồng hoa có tính kháng sâu bệnh cao và thể sống được tại nhiều vùng đất xấu bạc màu hay đất cát khô cằn. Hồng hoa được coi là thích hợp cho người dân miền núi và các vùng nông thôn trong chương trình xóa đói giảm nghèo.
Mô hình trồng cây hồng hoa đầu tiên của tỉnh nêu trên cho thấy có nhiều triển vọng và cho hiệu quả kinh tế cao, vì vậy cần được phát triển mở rộng, song song với việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật gieo trồng, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng hoa. Đồng thời để người dân yên tâm sản xuất loại cây có giá trị này, việc xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm sau thu hoạch đài quả hồng hoa cũng hết sức cần thiết.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã! Khẩn Trương Quy Hoạch Sản Xuất Của Từng Xã!

Tại phiên chất vấn vừa qua với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, đại biểu (ĐB) Quốc hội đã nêu thực trạng một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng hạ tầng.

17/06/2013
Hướng Tới Một Vụ Mùa Thắng Lợi Hướng Tới Một Vụ Mùa Thắng Lợi

Vụ mùa năm 2013, huyện Hàm Yên có kế hoạch gieo cấy 3.752 ha lúa, năng suất bình quân 58,5 tạ/ha. Thời điểm này toàn huyện đang đẩy nhanh việc thu hoạch lúa vụ xuân và thực hiện thu hoạch xong đến đâu làm đất ngay đến đấy, bố trí gieo mạ vụ mùa trong khung thời vụ tốt nhất.

17/06/2013
Sẵn Sàng Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Mùa, Hè - Thu Sẵn Sàng Triển Khai Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Mùa, Hè - Thu

Vụ đông - xuân 2012-2013 đến nay đã kết thúc với những thành quả khá toàn diện. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 190.593 tấn, vượt 8% cùng kỳ, vượt 3,8% kế hoạch. Bước vào SX vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy đúng khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

17/06/2013
Mô Hình Luân Canh Cho Thu Nhập 100 Triệu Đồng/ha/năm Mô Hình Luân Canh Cho Thu Nhập 100 Triệu Đồng/ha/năm

Với mô hình luân canh kết hợp 4 loại cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, anh Phạm Sỹ Toàn, chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) năng suất cao ở ấp Bình Tân, xã Xuân Phú thuộc huyện miền núi Xuân Lộc (Đồng Nai) đã có thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm, tăng gần 2 lần so với chuyên canh trước đây.

17/06/2013
Trồng Bơ Sáp Xen Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Bơ Sáp Xen Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình trồng bơ sáp xen trong vườn cà phê của gia đình anh Trịnh Xuân Mười ở xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây cũng là một trong những điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của bà con nông dân trong, ngoài tỉnh và đã được Viện Khoa học Kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên chọn nhân rộng ra khắp các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên.

17/06/2013