Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồng hoa cây dược liệu quý giúp thoát nghèo

Hồng hoa cây dược liệu quý giúp thoát nghèo
Ngày đăng: 20/07/2015

Dự án "Tăng cường năng lực và hỗ trợ giảm nghèo bền vững” (STU Tuần Giáo) có mục đích là trang bị cho phụ nữ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số huyện Tuần Giáo các kiến thức, kĩ năng về sản xuất kinh doanh, giúp chị em tạo dựng tài sản, đa dạng hóa sinh kế để tăng thu nhập; cải thiện đời sống. Dự án được triển khai trên cơ sở thỏa thuận ghi nhớ giữa Hội Phụ nữ huyện Tuần Giáo và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Nguồn lực Tài chính Cộng đồng (CFRC) ký ngày 6.9.2011.

Năm 2012, Dự án đã triển khai trồng trên 2ha cây hồng hoa ở các xã: Quài Tở, Chiềng Sinh và thị trấn Tuần Giáo với 17 hội viên phụ nữ tham gia. Hồng hoa là loại cây dược liệu quý, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. So với các cây trồng ngắn ngày truyền thống, như: sắn, ngô, lúa, đậu, lạc... trồng hồng hoa mang lại lợi nhuận cao hơn; 1ha hồng hoa có thu nhập từ 90 - 120 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân thu lãi trên 50 triệu đồng. Cây hồng hoa trồng và thu hoạch từ tháng 4 – tháng 10 hàng năm, ưa nắng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, dễ thích nghi với loại đất trồng, kể cả đất bạc màu.

Tháng 7.2013, tổ hợp tác Trà hồng hoa Tuần Giáo ra đời với 17 hội viên phụ nữ tham gia, từ đây chị em được tham gia các lớp tập huấn cách thức trồng, chăm sóc để hồng hoa cho năng suất và sản lượng cao nhất. Bên cạnh đó, tổ hợp tác có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho các thành viên để ổn định đầu ra cho sản phẩm, giúp chị em gắn bó với cây hồng hoa. Vụ hồng hoa năm 2015, toàn huyện trồng gần gần 10ha hồng hoa.

Gia đình chị Lò Thị Dung, trước đây là một hộ nghèo của bản Nong, thị trấn Tuần Giáo, giờ đây khi tham gia dự án gia đình chị đã thoát nghèo nhờ cây hồng hoa. Dẫn chúng tôi thăm diện tích hồng hoa mới trồng được gần 2 tháng, cây đã ra 5 - 6 lá, chị Dung kể: "Trước đây gia đình tôi quen với cây lúa, cây ngô; cứ gieo hạt là tới vụ thu hoạch có cái ăn để nuôi sống gia đình. Bởi vậy, lúc mới triển khai dự án, chị em vừa làm vừa run, chẳng biết cái cây hồng hoa này trồng như thế nào, bán được bao nhiêu; nếu mất mùa cả gia đình chẳng biết trông vào đâu". Ban đầu chị Dung trồng trên 500m2, vụ đầu tiên suôn sẻ, trừ hết chi phí, thu lãi trên 7 triệu đồng. Nhận thấy trồng hồng hoa ít công chăm sóc, nên diện tích được mở rộng hàng năm, vụ này gia đình chị mạnh dạn trồng trên 1ha. Chị làm phép tính nhẩm, cứ 1ha hồng hoa sẽ thu được 10 tấn quả tươi, với giá thị trường hiện nay từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, nông dân sẽ thu về trên trăm triệu đồng, trừ chi phí, như: giống, phân bón, công chăm sóc, công thu hái sấy khô, có lãi từ 50 - 60 triệu đồng/ha.

Có diện tích trồng hồng hoa lớn thứ 2 phải kể đến hộ chị Lường Thị Dúi, bản Lập, thị trấn Tuần Giáo. Thấy hiệu quả từ hồng hoa đem lại, chị đã chuyển trên 1ha trồng ngô, sắn sang trồng hồng hoa. Chị cho biết: Trước đây, gia đình chị cũng trồng cà phê, nhưng loại cây này chi phí quá lớn, lại đòi hỏi người trồng phải thường xuyên chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên gia đình không thể có kinh phí đầu tư lâu dài. Qua tham gia các lớp tập huấn thấy hồng hoa tốn ít công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao nên vụ hồng hoa năm nay gia đình chị cũng trồng trên 1ha.

Anh Phan Thái Thơn, Tổ phó Tổ hợp tác chia sẻ: Đảm bảo thị trường ổn định cho đầu ra sản phẩm, tổ hợp tác đã liên kết với một số cơ sở phân phối tại thị trường Hà Nội, Huế để cung cấp sản phẩm trà hồng hoa. Búp hồng hoa sấy khô làm trà uống có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp, giảm mỡ máu, gan, chống lão hóa nên được thị trường tiêu dùng thành thị đón nhận. Có thể nói trồng hồng hoa đã bước đầu đem lại thu nhập và việc làm ổn định cho hội viên phụ nữ nghèo ở Tuần Giáo.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện Anh Dũng Nuôi Gà Lôi Chuyện Anh Dũng Nuôi Gà Lôi

Những năm qua, người dân An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, góp phần tăng thu nhập, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ khá giàu ngày càng tăng. Điển hình có gia đình anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1970, ở ấp An Điền Lớn, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm từ nuôi gà lôi (gà Tây).

10/05/2014
Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Cho Lợi Nhuận Cao Mô Hình Nuôi Ếch Trong Vèo Cho Lợi Nhuận Cao

Là người có kinh nghiệm nuôi ếch trong vèo, anh Nguyễn Văn Vũ, ấp Mỹ Thới (xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang), cho biết: “Với 2 cái vèo diện tích 6 m2/cái, ban đầu, tôi thả nuôi 2.000 con ếch.

13/01/2014
Cá Bè Chết Bất Thường Cá Bè Chết Bất Thường

Ngày 9.5, người dân nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn qua khu vực cảng Bến Kéo, thuộc ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, H.Hòa Thành, Tây Ninh) phải chứng kiến toàn bộ đàn cá đang chuẩn bị thu hoạch chết trắng.

10/05/2014
Mô Hình Nuôi Cá Hồng Đỏ Có Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Hồng Đỏ Có Hiệu Quả

Đức Phổ nói chung và xã Phổ Thạnh nói riêng có diện tích mặt nước vùng triều tương đối lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dịch bệnh trên các loại cá nuôi truyền thống diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại nặng nề cho bà con, dẫn đến tình trạng treo lồng nuôi.

13/01/2014
Tập Trung Phòng, Trị Bệnh Trên Tôm Tập Trung Phòng, Trị Bệnh Trên Tôm

Theo thông tin từ Tổng cục thủy sản (Bộ NN & PTNT) hiện nay tại một số vùng nuôi tôm trọng điểm miền Trung như: Khánh Hòa, Phú Yên… có hiện tượng tôm nuôi chết trên diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết biến đổi thất thường, bệnh đốm trắng xuất hiện hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

10/05/2014