Hơn 90 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Quốc Tế Và VietGAP

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, toàn tỉnh có 90,65ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP/ASC/BMP) và tiêu chuẩn VietGAP.
Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.
Bên cạnh, toàn tỉnh hiện có 4 trại sản xuất cá tra bột và 69,6ha ương cá tra giống; hơn 2ha sản xuất giống thủy sản đặc sản, 179 cơ sở sản xuất giống thủy sản khác; 22 cơ sở sản xuất kinh doanh giống, 18 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản.
6 tháng cuối năm, tỉnh khuyến khích đa dạng đối tượng nuôi thủy sản, chuyển giao kỹ thuật nuôi những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao và hướng dẫn các cơ sở nuôi theo mô hình tiên tiến (GlobalGAP, VietGAP).
Có thể bạn quan tâm

Từ một cây trồng vốn chỉ để dùng trong sinh hoạt hàng ngày, cây hồng hoa bỗng trở thành cây công nghiệp mang theo hy vọng xóa đói giảm nghèo cho vùng đất Ayun Pa (Gia Lai).

Nguồn kinh phí sẽ duy trì sản xuất trên diện tích 5.100 ha và tăng thêm 2.000 ha diện tích sản xuất rau an toàn.

Đam mê làm vườn, ham học hỏi, nghiên cứu từ thực tế công việc, ông Bùi Đức Long (SN 1967), phố Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tìm ra phương pháp cho cây cam Đường Canh ra quả theo ý muốn, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi vụ.

Chuối quả tại xã Bản Lầu (Mường Khương, Lào Cai) thời điểm này được thương lái Trung Quốc thu mua với giá 7 hào/kg (2.500 đồng/kg), giảm 6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu Dự án "Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái" do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái chủ trì thực hiện.