Hơn 70% Số Hộ Thu Hoạch Tôm Có Lãi

Theo Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), cho biết: đến thời điểm này có hơn 3.683 hộ nuôi tôm đã thu hoạch (3.063 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, 620 hộ nuôi tôm sú), diện tích đã thu hoạch gần 1.700 ha, với năng suất đối với nuôi tôm sú bình quân từ 4,5 - 5 tấn/ha, nuôi tôm thẻ chân trắng 6 - 7 tấn/ha/vụ. Sản lượng thu hoạch 10.471 tấn (trong đó, có 8.904 tấn tôm thẻ chân trắng, 1.567 tấn tôm sú), chiếm 63,2% sản lượng thu hoạch chung của tỉnh.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng NN&PTNT Cầu Ngang, đánh giá: mặc dù giá tôm thẻ chân trắng sụt giảm liên tục trong những tháng gần đây làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân, nhưng nhiều hộ nuôi thu hoạch có lãi khá. Hiện tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 69.000 đồng/kg; loại 70 con giá 88.000 đồng/kg; loại 50 con giá 100.000 đồng/kg, giảm từ 30.000 đồng đến gần 60.000 đồng/kg so với vụ nuôi năm 2014.
Riêng, đối với giá tôm sú vẫn ổn định, loại 20 con giá từ 199.000 - 214.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 172.000 - 182.000 đồng/kg, loại 40 con giá 142.000 - 152.000 đồng/kg, loại 50 con giá 138.000 đồng/kg… Theo số liệu thống kê, đến nay có 206 hộ thu hoạch hòa vốn, 753 hộ bị thua lỗ và hơn 2.588 hộ nuôi có lãi, chiếm 70,4% số hộ thu hoạch.
Được biết, đến nay trên địa bàn huyện Cầu Ngang có trên 8.408 lượt hộ thả 1,595 tỷ con giống trên diện tích 4.319 ha; trong đó có 5.371 hộ thả nuôi 1,314 tỷ con tôm thẻ chân trắng, diện tích 2.733 ha và 3.037 hộ thả nuôi 281 triệu con tôm sú trên diện tích 1.586 ha.
Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác rau sạch thôn 4 xã Tâm Thắng đã phát triển được gần 20 ha rau sạch với sự tham gia tích cực của 10 thành viên. Trong thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ KHKT, các thành viên trong tổ hợp tác đã chú trọng công tác áp dụng các loại giống cây mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, tính đến nay tổ hợp tác đã trồng các loại rau như: dưa leo, mướp đắng, đậu cô ve, rau cải bắp…

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.