Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.
Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi mới thả nuôi hơn 300ha tôm với 260 triệu con giống vụ 1/2013, giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân do dịch bệnh tôm nuôi kéo dài từ năm trước và ngay từ đầu vụ, nên nhiều hộ vẫn lo ngại chưa thả con giống. Từ đầu vụ đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40 hecta tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.
Trong số 5 mẫu bệnh phẩm gửi Cơ quan Thú y Vùng IV xét nghiệm thì cả 5 mẫu đều dương tính virus gây bệnh đốm trắng. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo ngành thú y tiếp tục theo dõi, kịp thời phát hiện bệnh và hướng dẫn người nuôi xử lý, tránh lây lan trên diện rộng.
Bà Đỗ Thị Thu Đông, Phó phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn địa phương các giải pháp: nuôi thưa, xét nghiệm kỹ con giống đầu vào. Các bệnh virus đã xét nghiệm, nhưng đặc biệt chú ý nhiễm khuẩn virbio. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các môi trường nuôi. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, qua các kênh truyền thông, tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo về các địa phương thực hiện các giải pháp theo hướng dẫn".
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hàng triệu hộ chăn nuôi trong cả nước đang đối mặt với muôn vàn khó khăn khi heo, gà, vịt, cá tra… rớt giá thê thảm, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến người nuôi thua lỗ. Giá gà công nghiệp trong tháng 5-2013, rớt xuống mức thấp kỷ lục 13.000 - 15.000 đồng/kg, chưa bằng 50% chi phí giá thành sản xuất; gà tam hoàng từ 38.000 đồng/kg vào tháng trước, nay giảm còn 30.000 đồng/kg; trong khi giá heo cũng giảm còn 3,5 - 3,6 triệu đồng/tạ, thấp hơn giá thành nuôi là 4 - 4,1 triệu đồng/tạ… Giá rẻ đã đành, song người chăn nuôi muốn bán sản phẩm dù chấp nhận lỗ cũng rất khó.

Từ sau cơn biến động rớt giá trong những năm 2005, 2006 làm các trang trại và người chăn nuôi lao đao, thì hiện nay dê, cừu đã dần lấy lại vị thế với tổng đàn ngày càng tăng.

Vừa qua, tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) có khoảng 3 sào mít, trong đó có 15% cây mít đang mùa thu hoạch bị sâu đục trái gây hư hại.

Trong sản xuất vụ hè-thu năm nay, với tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 23.000 ha, nhờ thời tiết diễn biến có chiều hướng tương đối thuận lợi, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án sản xuất mới và chuyển tiếp từ năm trước.