Hơn 40 Ha Tôm Nuôi Bị Nhiễm Bệnh Ở Quảng Ngãi

Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40ha tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.
Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi mới thả nuôi hơn 300ha tôm với 260 triệu con giống vụ 1/2013, giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân do dịch bệnh tôm nuôi kéo dài từ năm trước và ngay từ đầu vụ, nên nhiều hộ vẫn lo ngại chưa thả con giống. Từ đầu vụ đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40 hecta tôm bị dịch bệnh, trong đó 1/2 diện tích tập trung ở huyện Tư Nghĩa.
Trong số 5 mẫu bệnh phẩm gửi Cơ quan Thú y Vùng IV xét nghiệm thì cả 5 mẫu đều dương tính virus gây bệnh đốm trắng. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo ngành thú y tiếp tục theo dõi, kịp thời phát hiện bệnh và hướng dẫn người nuôi xử lý, tránh lây lan trên diện rộng.
Bà Đỗ Thị Thu Đông, Phó phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn địa phương các giải pháp: nuôi thưa, xét nghiệm kỹ con giống đầu vào. Các bệnh virus đã xét nghiệm, nhưng đặc biệt chú ý nhiễm khuẩn virbio. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các môi trường nuôi. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, qua các kênh truyền thông, tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo về các địa phương thực hiện các giải pháp theo hướng dẫn".
Có thể bạn quan tâm

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…

Ưu điểm của đệm lót sinh học (ĐLSH) là khử mùi phân, tiết kiệm công rửa chuồng; lợn, gà nhanh lớn, hạn chế bệnh tật... Không chỉ vậy, việc áp dụng ĐLSH ở xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) đã giải “bài toán” các hộ kiện cáo, đánh chửi nhau vì ô nhiễm môi trường.