Hơn 300 Hộ Nuôi Thỏ Lãi Cao

Câu lạc bộ Đa dạng sinh học nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị tổng kết chăn nuôi thỏ nông hộ giai đoạn 2011 - 2013 theo dự án do Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản đầu tư trên địa bàn.
Sau hơn 2 năm thực hiện, toàn tỉnh có hơn 300 hộ nuôi thỏ với quy mô 50-100 con bố mẹ, tập trung ở Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang và TP Bắc Giang. Sản phẩm cung cấp cho Công ty và bán ra thị trường nội địa phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm với giá bình quân 70 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm; 120 - 150 nghìn đồng/kg thỏ giống đã thành thục; 60 nghìn đồng/con thỏ vừa tách đàn. Hạch toán cho thấy, với đàn thỏ bố mẹ 50 con, trừ chi phí nông dân lãi khoảng 70 triệu đồng/năm.
Tại hội nghị, lãnh đạo Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản đã thông tin về tiến độ xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh). Đến nay, nhà xưởng và một số hạng mục phụ trợ đã hoàn tất. Dự kiến đầu tháng 6, Công ty sẽ lắp đặt dây chuyền và đi vào hoạt động với công suất chế biến khoảng 3 nghìn con thỏ thương phẩm/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

Năm 2013, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ. Mô hình do Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội làm chủ đầu tư trên cơ sở hỗ trợ của dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn, đến nay, mô hình đã thu được nhiều kết quả.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là theo yếu tố thị trường. Hiện nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang nước này chững lại là do tâm lý. Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần “chấn chỉnh” trong đầu tư phát triển, cách làm ăn để hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Cách đây gần 2 tháng, anh Tân được người bà con cho một số hạt mướp về trồng (giống mướp thường). Sau khi mang về trồng, cây mướp lớn và nở hoa bình thường. Tuy nhiên, khi ra trái, càng lớn thì trái mướp càng dài ra bất thường. Hiện, anh Tân đang để lại trái giống dài hơn 1,3m, đồng thời cũng muốn xem chiều dài tối đa của trái mướp.