Hơn 300 Hộ Nuôi Thỏ Lãi Cao

Câu lạc bộ Đa dạng sinh học nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị tổng kết chăn nuôi thỏ nông hộ giai đoạn 2011 - 2013 theo dự án do Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản đầu tư trên địa bàn.
Sau hơn 2 năm thực hiện, toàn tỉnh có hơn 300 hộ nuôi thỏ với quy mô 50-100 con bố mẹ, tập trung ở Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang và TP Bắc Giang. Sản phẩm cung cấp cho Công ty và bán ra thị trường nội địa phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm với giá bình quân 70 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm; 120 - 150 nghìn đồng/kg thỏ giống đã thành thục; 60 nghìn đồng/con thỏ vừa tách đàn. Hạch toán cho thấy, với đàn thỏ bố mẹ 50 con, trừ chi phí nông dân lãi khoảng 70 triệu đồng/năm.
Tại hội nghị, lãnh đạo Công ty Dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản đã thông tin về tiến độ xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh). Đến nay, nhà xưởng và một số hạng mục phụ trợ đã hoàn tất. Dự kiến đầu tháng 6, Công ty sẽ lắp đặt dây chuyền và đi vào hoạt động với công suất chế biến khoảng 3 nghìn con thỏ thương phẩm/ngày.
Có thể bạn quan tâm

Đánh giá lại thực trạng diễn biến tình hình bệnh tôm ở Cà Mau, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm trao đổi kinh nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là nội dung quan trọng tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 1/7 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải đồng tổ chức.

Mặc dù Ấn Độ và Ecuador vẫn trúng mùa, nhưng tôm nuôi của Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia đang bị thiệt hại nặng do hội chứng chết sớm (EMS) nên nguồn cung không còn dồi dào như ở thời điểm tháng 5 vừa qua. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường vẫn không suy giảm, giúp giá tôm tăng trở lại trong tháng 6.

Sáng 12/6, tại UBND xã Tam Quang (Núi Thành, Quảng Nam), Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam phối hợp với Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ hỗ trợ vốn cho 150 hộ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn thuộc 15 tàu của huyện Núi Thành.

Để khắc phục tình trạng trên, An Giang thực hiện tái cơ cấu con cá tra với các giải pháp như: Quy hoạch gắn với thị trường, giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tổ chức sản xuất... Trong đó liên kết trong khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được xem là một trong những yếu tố quan trọng để giựt dậy ngành cá tra hiện nay.

Lâm Thao (Phú Thọ) hiện có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản loại hình mặt nước nuôi chuyên là 520 ha, năng suất bình quân hàng năm đạt 4,8 tấn/ha...