Hơn 3,6 Triệu Tấn Gạo Xuất Khẩu Trong Trong 7 Tháng Đầu Năm

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tính đến 31/7, số lượng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp đạt 3,617 triệu tấn, trị giá FOB 1,560 tỷ USD, CIF 1,647 tỷ USD, giá bình quân FOB 431,44 USD/tấn.
So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.
Theo VFA, lượng gạo cân đối xuất khẩu còn lại trong tháng 7-8 khoảng 2,607 triệu tấn đã và đang thu hoạch, tháng Chín khoảng 537.000 tấn và vụ Thu Đông 2014 có khoảng 1 triệu tấn gạo hàng hóa.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng cho biết giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày 31/7 đang có xu hướng tăng mạnh do doanh nghiệp thu mua phục vụ xuất khẩu. Trong đó, giá lúa tại ruộng loại hạt dài có giá bình quân 5.957 đồng/kg, hạt thường bình quân 5.742 đồng/kg; giá lúa tại kho hạt dài bình quân 6.140 đồng/kg; hạt thường bình quân 5.892 đồng/kg.
Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, hiện Cục Trồng trọt, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện cánh đồng lớn-vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất gắn với tiêu thụ, bao gồm năm dạng hình vùng nguyên liệu phù hợp với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới như cánh đồng lớn canh tác giống lúa Jasmine; cánh đồng lớn canh tác giống lúa cho gạo trắng hạt dài chất lượng cao; cánh đồng lớn canh tác giống lúa đặc sản: chuyên canh tác các giống lúa có chất lượng rất cao, đặc sản theo chỉ dẫn địa lý của địa phương; cánh đồng lớn canh tác giống nếp và giống lúa hạt tròn; cánh đồng lớn canh tác giống lúa chất lượng trung bình và giống lúa chất lượng thấp.
Theo Cục Trồng trọt, hiện tại toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 140.000ha cánh đồng lớn-vùng nguyên liệu, dự kiến diện tích này sẽ mở rộng thêm 201.000ha vào cuối năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

Với trên 21km bờ biển cùng với hàng ngàn ha bãi triều, Đầm Hà (Quảng Ninh) thực sự giàu tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng hải sản, đặc biệt là những loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cua, ngao, tu hài...

6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Quảng Xương ước đạt 8.749 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, bằng 52,1% kế hoạch; sản lượng chế biến đông lạnh đạt 90.000 tấn, sản phẩm khô 7.500 tấn, nước mắm 8.400 lít, sản phẩm dạng mắm đạt 700 tấn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.367 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS), tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 14.462 ha, tổng sản lượng nuôi trồng ước đạt 47.890 tấn, tăng 1.778 tấn (3,86%) so với cùng kỳ năm 2013; giá trị sản xuất ước đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 38.2 tỷ đồng (3,83%) so với cùng kỳ năm 2013.

Mùa ruốc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Khi những con ruốc theo con sóng ngoài khơi trôi vào bờ, cũng là lúc bà con ngư dân vùng biển bắt đầu một mùa ruốc. Người khiến ruốc vào bờ, người cân ruốc, người phơi ruốc tạo nên không khí đông vui tấp nập tại vùng biển Mỹ Á trong những ngày qua. Theo các ngư dân, địa điểm đánh bắt là vùng bãi ngang cách bờ 100m, kéo dài 2km.