Hơn 3,6 Triệu Tấn Gạo Xuất Khẩu Trong Trong 7 Tháng Đầu Năm

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tính đến 31/7, số lượng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp đạt 3,617 triệu tấn, trị giá FOB 1,560 tỷ USD, CIF 1,647 tỷ USD, giá bình quân FOB 431,44 USD/tấn.
So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.
Theo VFA, lượng gạo cân đối xuất khẩu còn lại trong tháng 7-8 khoảng 2,607 triệu tấn đã và đang thu hoạch, tháng Chín khoảng 537.000 tấn và vụ Thu Đông 2014 có khoảng 1 triệu tấn gạo hàng hóa.
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cũng cho biết giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày 31/7 đang có xu hướng tăng mạnh do doanh nghiệp thu mua phục vụ xuất khẩu. Trong đó, giá lúa tại ruộng loại hạt dài có giá bình quân 5.957 đồng/kg, hạt thường bình quân 5.742 đồng/kg; giá lúa tại kho hạt dài bình quân 6.140 đồng/kg; hạt thường bình quân 5.892 đồng/kg.
Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, hiện Cục Trồng trọt, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện cánh đồng lớn-vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa, sản xuất gắn với tiêu thụ, bao gồm năm dạng hình vùng nguyên liệu phù hợp với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới như cánh đồng lớn canh tác giống lúa Jasmine; cánh đồng lớn canh tác giống lúa cho gạo trắng hạt dài chất lượng cao; cánh đồng lớn canh tác giống lúa đặc sản: chuyên canh tác các giống lúa có chất lượng rất cao, đặc sản theo chỉ dẫn địa lý của địa phương; cánh đồng lớn canh tác giống nếp và giống lúa hạt tròn; cánh đồng lớn canh tác giống lúa chất lượng trung bình và giống lúa chất lượng thấp.
Theo Cục Trồng trọt, hiện tại toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 140.000ha cánh đồng lớn-vùng nguyên liệu, dự kiến diện tích này sẽ mở rộng thêm 201.000ha vào cuối năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón có hiệu lực, những tưởng thị trường phân bón sẽ quy củ, dễ thở hơn, nhưng thực tế cho thấy các đơn vị nhỏ và siêu nhỏ không ít đi mà ngược lại mọc ra như nấm.

Sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP, đã có những tác động tích cực đối với ngành hàng cá tra.

Ở đất nước sống dựa vào nguồn thực phẩm từ cá, nghệ thuật đánh bắt và bảo quản cá của Nhật đã đạt đến mức tinh xảo.

Cua đá khỏe, dễ nuôi, năng suất cao, ít dịch bệnh nên người nuôi không cần phải tốn nhiều kinh phí đầu tư và ít tốn công chăm sóc. Hiệu quả từ mô hình nuôi cua đá đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân đảo Phú Quý.

Ngày 14.7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo “FTA Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cập nhật những xu hướng và tình hình thị trường xuất nhập khẩu của Hàn Quốc để tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu.