Hơn 3.000 Ngư Dân Đón Tết Trên Biển

Ngày 27.1, thượng tá Nguyễn Văn Dũng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Quan Nam (Hoài Nhơn - Bình Định), cho biết: Mùa đánh bắt hải sản năm 2014 đã bắt đầu gần một tháng nay, thời điểm này có 450 tàu cá (trong đó 250 tàu đánh bắt cá ngừ đại dương, số còn lại hành nghề câu mực, lưới rút), với 3.150 ngư dân ở Hoài Nhơn sẽ đón Tết Giáp Ngọ trên biển.
Nhiều tàu cá sau khi cập bờ bán sản phẩm tiếp tục quay ra khơi đánh bắt nên đón Tết trên biển.
Do đánh bắt đầu mùa nên nhiều tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương trúng đậm, mỗi chuyến tàu cập bờ đạt 3,5 đến 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 70 triệu đến 100 triệu đồng. Nhiều tàu cá sau khi cập bờ bán sản phẩm đã tranh thủ quay ra biển tiếp tục khai thác và đón Tết trên biển.
Tuy nhiên, theo các chủ tàu cá khai thác cá ngừ đại dương những ngày giữa tháng 1.2014, giá cá ngừ đại dương được thương lái thu mua với giá từ 100 - 120 ngàn đồng/kg nhưng hiện nay do nhiều tàu trúng đậm nên thương lái ép giá, chỉ còn 80.000 đồng đến 90.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, giá nấm rơm đang tăng lên từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với vụ trước. Cụ thể, giá nấm rơm được bày bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg; còn các tiểu thương thu mua tại nhà của người dân dao động ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

Đó là thế mạnh sản xuất nông nghiệp khu vực tiếp giáp Thới Sơn, An Phú, An Cư, Văn Giáo (Tịnh Biên - An Giang)… do đồng bào Khmer và người Kinh trồng trên đất đồi dốc, xen vườn cây ăn trái và cây rừng. Khoai mì ở đây không chỉ lấp vụ chờ mưa, mà còn giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình và ứng phó trong điều kiện biến đổi thời tiết.