Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững

Dự án đã hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện đời sống của nông dân 4 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) thông qua việc hỗ trợ tái canh cà phê, bằng cách cung cấp cây giống chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao cho nông dân.
Triển khai từ năm 2011 với chỉ 76.000 cây trong năm đầu tiên, nhưng đến cuối tháng 10.2015 đã có 11 triệu cây giống được phân phối cho nông dân các địa phương này.
Qua đó đảm bảo năng suất và chất lượng, tăng sản lượng cà phê lên 14%/ha, thu nhập của nông dân cũng tăng lên.
Dự án Nescafé Plan cũng hỗ trợ tập huấn phổ biến các biện pháp khoa học kỹ thuật với nền tảng là bộ quy tắc 4C sản xuất cà phê bền vững của Tổ chức 4C cho hơn 100.000 lượt nông dân.
Hoạt động này góp phần cải thiện loạt điều kiện môi trường, kinh tế và xã hội của nông dân trồng cà phê, thông qua việc nhà vườn tuân thủ theo bộ quy tắc về tưới nước tiết kiệm; quản lý sâu bệnh; ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê; bón phân hợp lý, thu hoạch quả chín; ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi và nhất là bảo vệ môi trường…
Dự án Nescafé Plan thực hiện từ năm 2011 đến nay, là một phần trong cam kết của Nestlé nhằm tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng cà phê từ canh tác đến sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.
Mục tiêu của dự án là đưa Việt Nam trở thành mô hình tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh hướng dẫn các hộ dân ở xã Đông Văn (Đông Sơn) dùng chế phẩm sinh học biovac và rơm, rạ để sản xuất phân hữu cơ.

Khu vực đầu nguồn biên giới An Phú (An Giang) đã xuất hiện cá linh non đầu mùa. Đây là thông tin khiến nhiều ngư dân khu vực đầu nguồn phấn khởi, do cá linh năm nay xuất hiện sớm hơn so mọi năm.

Sau hơn 9 năm thử nghiệm, giờ đây, tỉnh Sóc Trăng đã trở thành một trong những địa phương có đàn bò sữa lớn ở ĐBSCL. Kết quả này mở ra nhiều triển vọng phát triển nghề nuôi bò sữa ở Sóc Trăng…

Theo tin từ HTX Anh Đào, hiện HTX đang thu mua trái cà chua giống Vô hạn với giá ổn định 25 ngàn đồng/kg. Cà chua Vô hạn là giống mới nhập từ nước ngoài vào Việt Nam với khả năng nổi bật là trái lớn, lượng đường cao, màu đẹp.

Nhằm từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, hướng đến việc canh tác theo hướng xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ sư Đặng Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang 3 đã thực hiện thành công mô hình trồng sắn xen đậu phộng ở huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên).