Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững

Dự án đã hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện đời sống của nông dân 4 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) thông qua việc hỗ trợ tái canh cà phê, bằng cách cung cấp cây giống chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao cho nông dân.
Triển khai từ năm 2011 với chỉ 76.000 cây trong năm đầu tiên, nhưng đến cuối tháng 10.2015 đã có 11 triệu cây giống được phân phối cho nông dân các địa phương này.
Qua đó đảm bảo năng suất và chất lượng, tăng sản lượng cà phê lên 14%/ha, thu nhập của nông dân cũng tăng lên.
Dự án Nescafé Plan cũng hỗ trợ tập huấn phổ biến các biện pháp khoa học kỹ thuật với nền tảng là bộ quy tắc 4C sản xuất cà phê bền vững của Tổ chức 4C cho hơn 100.000 lượt nông dân.
Hoạt động này góp phần cải thiện loạt điều kiện môi trường, kinh tế và xã hội của nông dân trồng cà phê, thông qua việc nhà vườn tuân thủ theo bộ quy tắc về tưới nước tiết kiệm; quản lý sâu bệnh; ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê; bón phân hợp lý, thu hoạch quả chín; ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi và nhất là bảo vệ môi trường…
Dự án Nescafé Plan thực hiện từ năm 2011 đến nay, là một phần trong cam kết của Nestlé nhằm tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng cà phê từ canh tác đến sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.
Mục tiêu của dự án là đưa Việt Nam trở thành mô hình tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đang được biết đến là vùng nuôi ba ba gai với khoảng 400 hộ gia đình hiện đang nuôi trồng trên tổng diện tích 11 ha. Bình quân diện tích ao nuôi của mỗi hộ có quy mô từ 100 m2 - 5.000 m2. Hằng năm cung ứng ra thị trường chủ yếu là các tỉnh, thành miền xuôi khoảng 40.000 con giống, trên 2,5 tấn ba ba thương phẩm.

Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.

Cải tạo ao đầm là một trong những khâu quan trọng trong nuôi tôm. Hiện đang bước vào mùa cải tạo, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau) đồng loạt sên, vét vuông nuôi, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm 2014. Công tác cải tạo vuông nuôi gắn với bảo vệ môi trường cũng được các ngành chức năng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

So với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, nghề khai thác yến ở Việt Nam còn rất non trẻ (xuất hiện từ đầu những năm 2000), nhưng tổ yến Việt Nam lại được đánh giá cao trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, sự hỗn tạp trên thị trường yến đang tác động tiêu cực đến nghề khai thác yến ở Việt Nam.