Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững

Dự án đã hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện đời sống của nông dân 4 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) thông qua việc hỗ trợ tái canh cà phê, bằng cách cung cấp cây giống chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao cho nông dân.
Triển khai từ năm 2011 với chỉ 76.000 cây trong năm đầu tiên, nhưng đến cuối tháng 10.2015 đã có 11 triệu cây giống được phân phối cho nông dân các địa phương này.
Qua đó đảm bảo năng suất và chất lượng, tăng sản lượng cà phê lên 14%/ha, thu nhập của nông dân cũng tăng lên.
Dự án Nescafé Plan cũng hỗ trợ tập huấn phổ biến các biện pháp khoa học kỹ thuật với nền tảng là bộ quy tắc 4C sản xuất cà phê bền vững của Tổ chức 4C cho hơn 100.000 lượt nông dân.
Hoạt động này góp phần cải thiện loạt điều kiện môi trường, kinh tế và xã hội của nông dân trồng cà phê, thông qua việc nhà vườn tuân thủ theo bộ quy tắc về tưới nước tiết kiệm; quản lý sâu bệnh; ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê; bón phân hợp lý, thu hoạch quả chín; ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi và nhất là bảo vệ môi trường…
Dự án Nescafé Plan thực hiện từ năm 2011 đến nay, là một phần trong cam kết của Nestlé nhằm tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng cà phê từ canh tác đến sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.
Mục tiêu của dự án là đưa Việt Nam trở thành mô hình tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.