Hơn 21.000 nông dân trồng cà phê bền vững

Dự án đã hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện đời sống của nông dân 4 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) thông qua việc hỗ trợ tái canh cà phê, bằng cách cung cấp cây giống chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, năng suất cao cho nông dân.
Triển khai từ năm 2011 với chỉ 76.000 cây trong năm đầu tiên, nhưng đến cuối tháng 10.2015 đã có 11 triệu cây giống được phân phối cho nông dân các địa phương này.
Qua đó đảm bảo năng suất và chất lượng, tăng sản lượng cà phê lên 14%/ha, thu nhập của nông dân cũng tăng lên.
Dự án Nescafé Plan cũng hỗ trợ tập huấn phổ biến các biện pháp khoa học kỹ thuật với nền tảng là bộ quy tắc 4C sản xuất cà phê bền vững của Tổ chức 4C cho hơn 100.000 lượt nông dân.
Hoạt động này góp phần cải thiện loạt điều kiện môi trường, kinh tế và xã hội của nông dân trồng cà phê, thông qua việc nhà vườn tuân thủ theo bộ quy tắc về tưới nước tiết kiệm; quản lý sâu bệnh; ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê; bón phân hợp lý, thu hoạch quả chín; ghép cải tạo vườn cà phê già cỗi và nhất là bảo vệ môi trường…
Dự án Nescafé Plan thực hiện từ năm 2011 đến nay, là một phần trong cam kết của Nestlé nhằm tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cung ứng cà phê từ canh tác đến sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.
Mục tiêu của dự án là đưa Việt Nam trở thành mô hình tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, tính đến thời điểm này bà con nông dân trong tỉnh đã cơ bản thu hoạch dứt điểm vụ lúa thu đông, với năng suất, sản lượng đạt khá. Điều vui nhất là cuối vụ giá lúa tăng.

Cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất; tuy nhiên chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân.

Quả nhỏ chỉ bằng đầu ngon tay cái, vỏ ngoài kém bắt mắt vì có màu thâm xỉn như bị thối nhưng ăn giòn, ngọt... loại táo dại tươi được xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam có giá lên tới 800.000 đồng/kg song dân Sài Gòn vẫn mua về ăn.

Tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), nhiều lò giết mổ thủ công nhỏ lẻ không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn hoạt động. Cả trăm tấn thịt lợn mỗi ngày được chọc tiết, cạo lông trên nền bệt nhếch nhác, bẩn thỉu...

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh vừa chủ trì hội nghị công tác bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.