Hơn 20 ha nhãn Hưng Yên xuất ngoại sang Mỹ

Tổng sản lượng dự kiến sẽ thu được khoảng 80 tấn nhãn. Để vào thị trường Mỹ, các diện tích nhãn xuất khẩu được chăm sóc nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tuyệt đối sạch.
Theo đó, người trồng nhãn sẽ áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, tuyệt đối không sử dụng các hoạt chất mà Mỹ cấm sử dụng; việc bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ.
Hiện nay, nhãn đang trong thời kỳ cho quả non, ngành nông nghiệp Hưng Yên đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hướng dẫn các hộ nông dân đã được cấp mã số xuất khẩu tăng cường chăm sóc, quản lý dịch hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Biến một khúc sông của vùng chiêm trũng thôn Đổng Lâm, xã Quỳnh Phú, Gia Bình, Bắc Ninh thành trang trại nuôi cá, lợn với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, ông Nguyễn Xuân Thu là minh chứng cho hướng đi đúng của mình.

Việc áp dụng rộng rãi thực hành nông nghiệp tốt GAP trong sản xuất trồng trọt được xác định là một giải pháp chủ yếu quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành trồng trọt.

Cuối tháng 3 đáng lẽ là thời điểm những đồng dưa hấu vào vụ thu hoạch nhộn nhịp kèm theo nụ cười rạng rỡ của người nông dân. Tuy nhiên, tháng 3 năm nay lại mang về cho người trồng dưa ở bãi giữa sông Trà nỗi lo thất bát vì dưa bị bệnh và ế ẩm.

Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.

Khi nhiều nơi đang loay hoay để giữ rừng, tìm nguồn sống cho người trồng rừng thì anh Lê Mai Hiền ở thôn Tân Phong, xã Tân Nguyên (Yên Bình, Yên Bái) lại giàu có từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm của rừng và giúp đỡ nhiều nông dân khác.