Hơn 20 ha nhãn Hưng Yên xuất ngoại sang Mỹ

Tổng sản lượng dự kiến sẽ thu được khoảng 80 tấn nhãn. Để vào thị trường Mỹ, các diện tích nhãn xuất khẩu được chăm sóc nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tuyệt đối sạch.
Theo đó, người trồng nhãn sẽ áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, tuyệt đối không sử dụng các hoạt chất mà Mỹ cấm sử dụng; việc bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ.
Hiện nay, nhãn đang trong thời kỳ cho quả non, ngành nông nghiệp Hưng Yên đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hướng dẫn các hộ nông dân đã được cấp mã số xuất khẩu tăng cường chăm sóc, quản lý dịch hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.

Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) hiện có hơn 100 ha vườn đồi, chủ yếu là cây ăn quả. Trong đó, bưởi Diễn là cây trồng chủ lực với diện tích 50 ha.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, năm 2013, tình hình nuôi tôm nước lợ đạt kết quả khả quan, đa số người nuôi tôm đều có lãi cao.