Hơn 20 ha nhãn Hưng Yên xuất ngoại sang Mỹ

Tổng sản lượng dự kiến sẽ thu được khoảng 80 tấn nhãn. Để vào thị trường Mỹ, các diện tích nhãn xuất khẩu được chăm sóc nghiêm ngặt theo quy trình VietGAP, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tuyệt đối sạch.
Theo đó, người trồng nhãn sẽ áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, tuyệt đối không sử dụng các hoạt chất mà Mỹ cấm sử dụng; việc bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được ghi chép đầy đủ.
Hiện nay, nhãn đang trong thời kỳ cho quả non, ngành nông nghiệp Hưng Yên đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hướng dẫn các hộ nông dân đã được cấp mã số xuất khẩu tăng cường chăm sóc, quản lý dịch hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) về tình hình dịch bệnh cho hay, đã có thêm một tỉnh nữa bùng phát dịch tai xanh, đó là tỉnh Bạc Liêu.

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.