Hơn 2.500 Ha Tôm Thiệt Hại Do Dịch Bệnh

Hội thủy sản Cà Mau cho biết, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp tại Cà Mau bị thiệt hại do dịch bệnh đã lên tới con số hơn 2.500 ha, chiếm khoảng 30% diện tích thả nuôi.
Trong đó, đáng chú ý 70% tôm bị bệnh gan tụy, 30% còn lại là các bệnh đốm trắng, đỏ thân.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp của Cà Mau đã trên 8.000 ha, tăng hơn 1.000 ha theo kế hoạch. Tập trung nhiều tại các huyện Đầm Dơi (2.695 ha), Phú Tân (1.929 ha), Cái Nước (hơn 1.500 ha) và rải rác tại các huyện Năm Căn, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.
Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội thủy sản Cà Mau cho biết, trước đây vài năm, nuôi tôm công nghiệp rất thuận, khoảng 1 năm trở lại đây tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp và không ngừng tăng. Ô nhiễm môi trường và chất lượng con giống đang là vấn đề nhức nhối làm tăng dịch bệnh.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/hon-2500-ha-tom-thiet-hai-do-dich-benh-post135486.html
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak, các thương lái đang tập trung thu mua sắn tươi với giá 1.600 đồng/kg và giá sắn lát phơi khô hiện ở mức 4.000 đồng/kg, tăng từ 500 - 700 đồng/kg so với cùng kỳ niên vụ trước. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.