Hơn 14,5 Tỷ Đồng Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Trồng Lúa

Chủ tịch UBND tỉnh vừa quyết định phân khai trên 14,5 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Huyện Bình Sơn được phân khai hơn 1,8 tỷ đồng, Sơn Tịnh hơn 1,7 tỷ đồng, Tư Nghĩa gần 1,5 tỷ đồng, Nghĩa Hành gần 1,2 tỷ đồng, Mộ Đức hơn 2 tỷ đồng, Đức Phổ hơn 2 tỷ đồng, TP.Quảng Ngãi gần 980 triệu đồng, Ba Tơ hơn 900 triệu đồng, Minh Long gần 350 triệu đồng, Sơn Hà hơn 1 tỷ đồng, Sơn Tây trên 300 triệu đồng, Tây Trà gần 200 triệu đồng, Trà Bồng gần 370 triệu đồng.
Theo đó, hỗ trợ người sản xuất lúa 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước. Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì được hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như sau: Đối với diện tích gieo cấy trong phạm vi 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30 – 70%, hỗ trợ 1.750.000 đồng/ha.
Đối với diện tích gieo cấy trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30 – 70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha. Hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.
Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang; 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ tại Hội nghị đánh giá kết quả và bàn biện pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

Gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là cơ hội “vàng” để các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên với ngành chăn nuôi cả nước nói chung, Quảng Ngãi nói riêng thì lợi thế trên có nguy cơ trở thành yếu thế…

Mới đây, bằng nguồn vốn khuyến công, TX An Nhơn đã hỗ trợ cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Lệ Sương, ở xã Nhơn An lắp đặt máy sản xuất bánh tráng ướt tự động, công suất 1 tấn bánh/ngày, với giá thành lắp đặt máy kể cả xây dựng nhà xưởng là 120 triệu đồng.

Ngày 22.9, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Ân tổ chức tổng kết Mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt năm 2015. Mô hình được thực hiện tại xã vùng cao Ân Sơn có 7 hộ tham gia với diện tích mặt nước 2000m2.

Mặc dù Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về khối lượng xuất khẩu gạo nhưng giá trị đem về rất thấp, chủ yếu là xuất thô, tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu chỉ chiếm vài phần trăm. Để nâng cao giá trị, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là rất cần thiết nhưng rất chông gai.