Hơn 13 Tỉ Đồng Triển Khai Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Triển Đất Trồng Lúa

Phân bổ 70 tỉ đồng để bê tông giao thông nông thôn
UBND tỉnh vừa quyết định phân bổ hơn 13 tỉ đồng để các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong năm 2014.
Cụ thể, huyện Tây Hòa được phân bổ hơn 3,26 tỉ đồng; Phú Hòa: hơn 2,81 tỉ đồng; Đông Hòa: hơn 2,18 tỉ đồng; Tuy An: hơn 1,57 tỉ đồng; TP Tuy Hòa: hơn 1,11 tỉ đồng; Đồng Xuân: hơn 768 triệu đồng; Sông Hinh: hơn 720 triệu đồng; Sơn Hòa trên 327 triệu đồng và TX Sông Cầu: hơn 301 triệu đồng. Các địa phương sử dụng kinh phí đúng mục đích; đặc biệt lưu ý không chi hỗ trợ cho diện tích đất trồng lúa rẫy do mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
UBND tỉnh cũng vừa có quyết định phân bổ 70 tỉ đồng từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2014 (đợt 1) cho các sở, ngành và địa phương trong tỉnh triển khai chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 75/2013 của HĐND tỉnh.
Cụ thể, Sở GTVT được phân bổ 64,9 tỉ đồng; các huyện Tuy An: 1,32 tỉ đồng; Tây Hòa: 1,12 tỉ đồng; Đồng Xuân: 1,085 tỉ đồng; Sông Hinh: 400 triệu đồng; Sơn Hòa 220 triệu đồng; Đông Hòa: 175 triệu đồng; Phú Hòa: 85 triệu đồng; TX Sông Cầu: 460 triệu đồng và TP Tuy Hòa: 235 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ tôm 2015, ngay từ đầu năm, người nuôi đã phải đối mặt với các khó khăn do thời tiết gây ra.

Nằm trong nhóm 26 xã đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thạch Văn (Thạch Hà) đã và đang triển khai nhiều phong trào thi đua, nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.

Sáng 26/9, Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng BCĐ nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh Võ Kim Cự đi kiểm tra một số mô hình phát triển sản xuất tại 2 xã Ân Phú, Đức Lĩnh và làm việc với cán bộ chủ chốt các xã, huyện Vũ Quang về tiến độ thực hiện chương trình NTM.

Không có điều kiện sắm tàu thuyền ra khơi hay mua đất làm rẫy, trong khi đất đai lại khô cằn, pha cát không phù hợp với việc trồng trọt, nên nhiều hộ dân vùng ven biển đã chuyển hướng đầu tư vào các mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trong những thời điểm chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, gia đình bà Trần Thị Hường, ở thôn Châu Thành, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp, Đắk Nông) vẫn “đứng vững” nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến.