Hơn 1 Ngàn Hộ Tham Gia Chăn Nuôi An Toàn

Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.
Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP đòi hỏi 9 yêu cầu: địa điểm chăn nuôi, chuồng trại, thiết bị nuôi, con giống, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thú y, thức ăn, quản lý chất thải bảo vệ môi trường và ghi chép quá trình chăn nuôi.
Đồng Nai xây dựng thí điểm 3 vùng GAHP tại huyện Xuân Lộc, Thống Nhất và TX.Long Khánh. Đến nay, 3 vùng trên đã thành lập được 52 nhóm GAHP với 1.042 hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.

Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Đà Lạt Tự Nhiên đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng quy trình tạo “đất lạ” cho khoai lang Nhật tăng năng suất và chất lượng, đáp ứng tại chỗ nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu phát triển thanh long Bình Thuận, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 6 cơ sở xuất khẩu thanh long đạt VietGAP. Bao gồm, Công ty TNHH Phương Giang - Khu công nghiệp Phan Thiết; Công ty TNHH Hưng Loan, xã Hàm Hiệp;

Tại Tiền Giang, gần 1.500ha ca cao trồng xen trong vườn dừa đang bị đàn sóc hoang hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nông dân.