Hơn 1 Ngàn Hộ Tham Gia Chăn Nuôi An Toàn

Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.
Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP đòi hỏi 9 yêu cầu: địa điểm chăn nuôi, chuồng trại, thiết bị nuôi, con giống, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thú y, thức ăn, quản lý chất thải bảo vệ môi trường và ghi chép quá trình chăn nuôi.
Đồng Nai xây dựng thí điểm 3 vùng GAHP tại huyện Xuân Lộc, Thống Nhất và TX.Long Khánh. Đến nay, 3 vùng trên đã thành lập được 52 nhóm GAHP với 1.042 hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm

Với 15ha đồi rừng, 1ha ao thả cá cộng với 2 dãy chuồng nuôi lợn được áp dụng theo mô hình vườn-ao-chuồng-rừng (VACR), gia đình chị Văn Thị Xuân ở tổ 8A, thị trấn Yên Bình (Yên Bình - Yên Bái) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Từ chỉ vài gia đình, đến nay mô hình cá trê lai bể ở xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế đã phát triển lên con số hơn 200 hộ. Việc tự phát mở rộng sản xuất một cách ồ ạt đã khiến cho đầu ra của sản phẩm ngày càng khó khăn.

Năng động, chăm chỉ, chị Sầm Thị Hiên ở thôn Bản Chang, xã Trúc Lâu (Lục Yên - Yên Bái) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn.

Đến hết tháng 11, sản lượng khai thác thủy, hải sản của huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đạt 27.000 tấn các loại, trong đó khai thác 25.500 tấn, nuôi trồng gần 1.500 tấn. Các cơ sở hậu cần nghề cá, chế biến hàng thủy, hải sản xuất khẩu trên địa bàn cũng thu mua được gần 80.000 tấn thủy, hải sản các loại.

Hội Làm vườn và Trang trại TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức sơ kết thực hiện thí điểm mô hình “Vườn rau dinh dưỡng gia đình” tại phường Đakao, quận 1.