Hơn 1.510 Ha Tôm Nuôi Ở Bạc Liêu Bị Thiệt Hại

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, trong quý 1/2014, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại hơn 1.510ha. Trong đó, mức độ thiệt hại trên 70% chiếm hơn 190ha, và dưới 70% khoảng 1.320ha. Tuy nhiên, bà con nông dân chỉ mới khắc phục khoảng 540ha.
Nguyên nhân diện tích bị thiệt hại khắc phục chậm là do nắng nóng kéo dài, nông dân thận trọng trong việc thả tôm nuôi mới và cẩn thận hơn trong xử lý môi trường ao nuôi...
Các địa phương đang tích cực hỗ trợ nông dân xử lý dịch bệnh theo đúng kỹ thuật, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chống lây lan dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng tôm giống, thuốc thú y thủy sản, nhằm góp phần hạn chế dịch bệnh.
Trong quý 1/2014, ngành quản lý đã kiểm tra hơn 130 xe vận chuyển tôm giống nhập tỉnh, với số lượng hơn 2 tỷ con tôm post.
Có thể bạn quan tâm

Ở các nước phát triển, nông dân thường dùng những chậu cá nhỏ, bể nuôi, hoặc hồ nuôi cá để vận dụng làm mô hình sản xuất rau theo phương pháp thủy canh.

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.

Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.

Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.