Hội Thi Triển Lãm Bò Sữa Thành PhốHồ Chí Minh Lần IV Năm 2013

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.
Hội thi năm nay nhằm mục đích tạo cơ hội cho bà con nông dân có cơ hội giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm; Cập nhật những kiến thức mới về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, các kỹ năng thực hành. Đồng thời giới thiệu, ứng dụng kỹ thuật mới trong lai tạo giống và các sản phẩm vật tư thiết bị phục vụ cho ngành chăn nuôi bò sữa. Bên cạnh sự tham gia của các quận, huyện trong thành phố, Hội thi năm nay còn có sự tham gia của tỉnh Sóc Trăng tạo thêm nét mới và phong phú cho Hội thi.
Hội thi được chia thành 2 vòng: Vòng loại diễn ra trong tháng 9 tại các quận, huyện trong thành phố, Vòng Chung kết diễn ra từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 12 năm 2013 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
Vòng Chung kết sẽ có 3 nội dung và hình thức thi: "Bò sữa tốt", "Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững" và "Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi".
Ngoài ra, tại vòng chung kết hội thi còn diễn ra các hoạt động sôi nổi khác như: Hội thảo về chăn nuôi bò sữa; Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa; Tổ chức các đoàn tham quan các trang trại chăn nuôi tiêu biểu và đơn vị thu mua chế biến sữa có công nghệ tiên tiến;… Đặc biệt là triển lãm giống bò sữa, máy móc, thiết bị, thuốc thú y, thức ăn trong lĩnh vực chăn nuôi, triển lãm giới thiệu các sản phẩm sữa tươi, sữa qua chế biến, máy móc, thiết bị, dây chuyền bảo quản, chế biến sữa và sản phẩm có từnguyên liệu sữa; triển lãm giống cây trồng và sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình VietGAP của thành phố…
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.

Tại Hội thảo “Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch-Đầu tư) tổ chức vừa qua, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, nhận định, dù tỉnh có nhiều lợi thế nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản.

Hiện tại, không thiếu mô hình doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu nông sản. Nhưng trong thực tế, nhiều mô hình liên kết này thiếu tính bền vững. Nông dân sẵn sàng phá vỡ cam kết bán sản phẩm ra ngoài khi giá thị trường cao hơn, DN không thực hiện đúng các cam kết trong bao tiêu khi thị trường bất lợi.

Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc vừa chỉ đạo Sở TN-MT, UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất nuôi tôm trái phép.