Hội Thi Triển Lãm Bò Sữa Thành PhốHồ Chí Minh Lần IV Năm 2013

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.
Hội thi năm nay nhằm mục đích tạo cơ hội cho bà con nông dân có cơ hội giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm; Cập nhật những kiến thức mới về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, các kỹ năng thực hành. Đồng thời giới thiệu, ứng dụng kỹ thuật mới trong lai tạo giống và các sản phẩm vật tư thiết bị phục vụ cho ngành chăn nuôi bò sữa. Bên cạnh sự tham gia của các quận, huyện trong thành phố, Hội thi năm nay còn có sự tham gia của tỉnh Sóc Trăng tạo thêm nét mới và phong phú cho Hội thi.
Hội thi được chia thành 2 vòng: Vòng loại diễn ra trong tháng 9 tại các quận, huyện trong thành phố, Vòng Chung kết diễn ra từ ngày 05 đến ngày 07 tháng 12 năm 2013 tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.
Vòng Chung kết sẽ có 3 nội dung và hình thức thi: "Bò sữa tốt", "Mô hình chăn nuôi bò sữa bền vững" và "Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi bò sữa giỏi".
Ngoài ra, tại vòng chung kết hội thi còn diễn ra các hoạt động sôi nổi khác như: Hội thảo về chăn nuôi bò sữa; Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa; Tổ chức các đoàn tham quan các trang trại chăn nuôi tiêu biểu và đơn vị thu mua chế biến sữa có công nghệ tiên tiến;… Đặc biệt là triển lãm giống bò sữa, máy móc, thiết bị, thuốc thú y, thức ăn trong lĩnh vực chăn nuôi, triển lãm giới thiệu các sản phẩm sữa tươi, sữa qua chế biến, máy móc, thiết bị, dây chuyền bảo quản, chế biến sữa và sản phẩm có từnguyên liệu sữa; triển lãm giống cây trồng và sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình VietGAP của thành phố…
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).

Trong khi cao su, rừng keo tràm thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai, thì cây sắn được chọn làm đối tượng thay thế để thoát nghèo bền vững.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện có hơn 60% diện tích trồng cà phê tại các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng mô hình xen canh với các loại cây mít, tiêu, ca cao, sầu riêng… Việc trồng xen canh trong vườn cà phê giúp người nông dân đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch, nâng cao giá trị sử dụng và thu hoạch trên một diện tích đất.

Theo Trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), tính đến nay trên địa bàn huyện có hơn 600ha rừng mỡ ở 14 xã, thị trấn bị sâu ong phá hoại.

Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 55.000ha. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện một số hộ tự phát nhân - nuôi đuông dừa với mục đích kinh doanh, vì ấu trùng đuông dừa là món ăn đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm, cần được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh làm lây lan gây hại cho vườn dừa.