Hội thảo xây dựng nhãn hiệu cà phê chè Cầu Đất Đà Lạt

Theo báo cáo, cây cà phê chè được trồng tập trung trên các địa bàn Cầu Đất, xã Xuân Trường và các địa bàn khác thuộc các xã Trạm Hành, Xuân Thọ… của thành phố Đà Lạt cách đây hơn 100 năm.
Tuy nhiên do chưa được cấp Chứng nhận nhãn hiệu độc quyền và phần lớn diện tích không có điều kiện áp dụng canh tác theo quy trình tiên tiến, công đoạn thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn thiếu quan tâm, sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nên giá trị thu nhập của cây cà phê chè Cầu Đất - Đà Lạt chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có…
Góp ý tại Hội thảo, phần lớn đại biểu đại diện cho chính quyền, tổ chức hội nông dân, các HTX và nông dân trực tiếp sản xuất cà phê chè tại các địa phương Trạm Hành, Xuân Trường Xuân Thọ… cho rằng, nên lựa chọn tên gọi “Cà phê Arabica Cầu Đất - Đà Lạt” để xây dựng thương hiệu tập thể với sản phẩm cà phê nhân và cà phê sơ chế, chế biến.
Đến tháng 12/2015, UBND thành phố Đà Lạt sẽ tổ chức Hội thảo lần 2 để tiếp tục lấy ý kiến bổ sung trước khi chính thức gửi hồ sơ đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận nhãn hiệu độc quyền cà phê chè sản xuất ở Đà Lạt với độ cao từ 1.500m trở lên so với mặt biển.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 9 giờ sáng ngày 21-7, tại tuyến sông Hậu, đoạn khu vực Vịnh Cây Kìm, xã Khánh An (An Phú - An Giang) một con cá tra dầu nặng 86 kg đã dính lưới ngư dân. Con cá tra đã được ngư dân bán lại cho ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Công an xã Quốc Thái, với giá 180.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.

Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.

Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)