Hội Thảo - Tập Huấn Sản Xuất Ớt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Trước khi vào hội thảo, bà con nông dân tham quan mô hình trồng thí nghiệm 3.000m2 ớt theo tiêu chuẩn VietGAP của 3 hộ tại địa phương do Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn. Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trao đổi nhiều chuyên đề như: sự cần thiết phải thực hiện mô hình trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những nội dung sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những biện pháp canh tác ớt trong mùa mưa...
Hội thảo nhằm nâng cao kiến thức của nông dân trong việc quản lý tốt dịch bệnh, tăng năng xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhận trên cùng một diện tích, đồng thời góp phần giữ vững thương hiệu ớt Thanh Bình.
Hiện toàn huyện Thanh Bình có diện tích trồng ớt trên 1.200ha, cho sản lượng 3.000 tấn mỗi năm, chiếm trên 90% sản lượng ớt trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất phát triển ớt chưa bền vững, thiếu tập trung; chưa gắn với tiêu thụ; dịch bệnh trên cây ớt có chiều hướng gia tăng... Từ đó, người trồng ớt luôn đối mặt với nhiều khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Đó là tương lai không còn xa, khi mà loại dược liệu quý hiếm - Đông trùng hạ thảo đã được trồng thành công và sản xuất hàng loạt theo hướng công nghiệp tại thành phố hoa. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với điều kiện khí hậu rất phù hợp, Đà Lạt là vùng đất lý tưởng cho Đông trùng hạ thảo phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng.

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.