Hội Thảo - Tập Huấn Sản Xuất Ớt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Trước khi vào hội thảo, bà con nông dân tham quan mô hình trồng thí nghiệm 3.000m2 ớt theo tiêu chuẩn VietGAP của 3 hộ tại địa phương do Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn. Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trao đổi nhiều chuyên đề như: sự cần thiết phải thực hiện mô hình trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những nội dung sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những biện pháp canh tác ớt trong mùa mưa...
Hội thảo nhằm nâng cao kiến thức của nông dân trong việc quản lý tốt dịch bệnh, tăng năng xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhận trên cùng một diện tích, đồng thời góp phần giữ vững thương hiệu ớt Thanh Bình.
Hiện toàn huyện Thanh Bình có diện tích trồng ớt trên 1.200ha, cho sản lượng 3.000 tấn mỗi năm, chiếm trên 90% sản lượng ớt trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất phát triển ớt chưa bền vững, thiếu tập trung; chưa gắn với tiêu thụ; dịch bệnh trên cây ớt có chiều hướng gia tăng... Từ đó, người trồng ớt luôn đối mặt với nhiều khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…

Theo anh Nguyễn Trung Ồ (thôn Tân Thành, xã Quảng Công), đội thuyền của anh bình quân mỗi ngày đánh bắt trên 3 tạ ruốc và cá khoai. Sau khi trừ chi phí, ngư dân đi bạn được chia 800.000 - 1,5 triệu đồng/người/ngày.

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà lạt được nâng cấp trên cơ sở trường Trung Cấp Du lịch Đà Lạt. Trường có chức năng đào tạo học sinh trình độ Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề du lịch và các trình độ thấp hơn với các nghiệp vụ: Quản lý khách sạn - Nhà hàng vừa và nhỏ; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị Lưu trú du lịch; Quản trị Nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Nghiệp vụ lữ hành hướng dẫn; Nghiệp vụ An ninh khách sạn...

Đầu tuần này, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) bước đầu đã phê duyệt nhập khẩu 600.000 tấn gạo trong năm 2015 trong bối cảnh sản lượng lúa thấp và thiệt hại gây ra từ các cơn bão trong năm nay.