Hội Thảo - Tập Huấn Sản Xuất Ớt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Trước khi vào hội thảo, bà con nông dân tham quan mô hình trồng thí nghiệm 3.000m2 ớt theo tiêu chuẩn VietGAP của 3 hộ tại địa phương do Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn. Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trao đổi nhiều chuyên đề như: sự cần thiết phải thực hiện mô hình trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những nội dung sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những biện pháp canh tác ớt trong mùa mưa...
Hội thảo nhằm nâng cao kiến thức của nông dân trong việc quản lý tốt dịch bệnh, tăng năng xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhận trên cùng một diện tích, đồng thời góp phần giữ vững thương hiệu ớt Thanh Bình.
Hiện toàn huyện Thanh Bình có diện tích trồng ớt trên 1.200ha, cho sản lượng 3.000 tấn mỗi năm, chiếm trên 90% sản lượng ớt trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất phát triển ớt chưa bền vững, thiếu tập trung; chưa gắn với tiêu thụ; dịch bệnh trên cây ớt có chiều hướng gia tăng... Từ đó, người trồng ớt luôn đối mặt với nhiều khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi héc-ta lúa trong cánh đồng mẫu lớn có năng suất cao hơn từ 15 - 20% so với diện tích ngoài mô hình này; ngoài ra cánh đồng mẫu lớn còn giúp tạo ra các vùng lúa đặc thù phục vụ xuất khẩu gạo cao cấp.

Hiện tại, giá các loại phân bón trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp không thay đổi nhiều so với thời điểm đầu vụ đông xuân 2014 - 2015. Giá các loại phân bón DAP Trung Quốc tăng từ 10 - 20%, riêng các loại phân bón khác đang giữ mức ổn định. Sự bình ổn của giá phân bón trên thị trường khiến nông dân phấn khởi vì giảm bớt nỗi lo về chi phí đầu tư.

Cuối năm 2014, đề tài “Trải nghiệm hoạt động sản xuất thanh long cùng người dân Hàm Thuận Nam” đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận chính thức khởi động. Dù mới trải qua bước tọa đàm, trao đổi một số nội dung xúc tiến xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, song loại hình này rất được các bên liên quan kỳ vọng…

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện U Minh (Cà Mau), nhất là những hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm. Có những lúc cây chuối được xem là cây giảm nghèo cho người dân xứ rừng. Vậy mà thời gian gần đây, giá chuối liên tục giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho bà con.

Năm 2011, sau khi xem chương trình khuyến nông trên truyền hình chỉ dẫn cách trồng và chăm sóc thanh long, anh Ghế rất tâm đắc. Anh cải tạo diện tích đất bỏ trống sau nhà, đổ trụ bê-tông và nhờ người quen tìm mua hom thanh long giống. Lúc đầu anh trồng thử 15 trụ thanh long. Nhờ chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng, 15 trụ thanh long đã cho trái.