Hội Thảo - Tập Huấn Sản Xuất Ớt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.
Trước khi vào hội thảo, bà con nông dân tham quan mô hình trồng thí nghiệm 3.000m2 ớt theo tiêu chuẩn VietGAP của 3 hộ tại địa phương do Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn. Tại hội thảo, các nhà khoa học đã trao đổi nhiều chuyên đề như: sự cần thiết phải thực hiện mô hình trồng ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những nội dung sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP, những biện pháp canh tác ớt trong mùa mưa...
Hội thảo nhằm nâng cao kiến thức của nông dân trong việc quản lý tốt dịch bệnh, tăng năng xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhận trên cùng một diện tích, đồng thời góp phần giữ vững thương hiệu ớt Thanh Bình.
Hiện toàn huyện Thanh Bình có diện tích trồng ớt trên 1.200ha, cho sản lượng 3.000 tấn mỗi năm, chiếm trên 90% sản lượng ớt trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất phát triển ớt chưa bền vững, thiếu tập trung; chưa gắn với tiêu thụ; dịch bệnh trên cây ớt có chiều hướng gia tăng... Từ đó, người trồng ớt luôn đối mặt với nhiều khó khan.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.

Bưởi da xanh và bưởi năm roi rất phù hợp với vùng đất thổ nhưỡng ở đây, năng suất bình quân đạt 18 tấn/ha. Với giá cao và ổn định như thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng bưởi thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha.

Bằng quyết tâm của mình, anh Võ Viết Dũng (xã Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên đói nghèo, và giờ đây có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.

Để giúp hội viên có vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, Hội ND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh đã vận động các hộ trồng lan thành lập tổ hợp tác (THT).

Ngày 11/11/2011, Nghiệp đoàn khai thác hải sản Bình Hưng 3 (Phan Thiết, Bình Thuận) ra đời trên cơ sở Tổ hợp tác sản xuất trên biển số 3 trước đây, thu hút 121 đoàn viên của năm tàu đánh bắt xa bờ, công suất mỗi chiếc trên 300 CV. Tổng Liên đoàn Lao động VN đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho mô hình này của Bình Thuận.