Hội Thảo Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Bền Vững

Được tổ chức tại Hà Nội chiều qua (22/10) bởi Cty Yến sào Khánh Hòa, hội thảo khoa học “Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo hướng bền vững” đã được nhiều nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước cho ý kiến.
Theo đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến, nhằm xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam”, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Theo báo cáo, nghề nuôi chim yến tại Việt Nam đang phát triển nhanh. Toàn quốc có khoảng 219 hang yến lớn nhỏ, tập trung nhiều ở các địa phương như: Khánh Hòa có 154 hang, Bình Định 16 hang, Phú Yên 12 hang… Sản lượng tổ yến tại các đảo thiên nhiên ở Việt Nam khoảng 5.000 kg/năm, trong đó nhiều nhất là Khánh Hòa với hơn 3.200 kg.
Bên cạnh đó, chim yến làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 ngôi nhà yến, tập trung nhiều ở các tỉnh Nam bộ như: Kiên Giang, Đồng Nai, Tiền Giang, TP.HCM…
Các nhà khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến nhờ có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Giá trị sản phẩm yến sào của nước ta được đánh giá cao hơn sản phẩm của các nước trong khu vực. Các đơn vị nuôi yến và sản xuất các sản phẩm yến sào có kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật trong khai thác, sản xuất.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh to lớn ấy. Nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát, chưa có định hướng và quy hoạch cụ thể, có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi; quá trình đô thị hóa, nạn phá rừng, điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến...
Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển nghề này trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, bền vững có ý nghĩa rất thiết thực. Các nhà khoa học cho rằng, các tổ chức, đơn vị có năng lực và trách nhiệm cần phối hợp với các cơ quan ban ngành của địa phương thực hiện khảo sát, quy hoạch làng nghề, các tiểu vùng nuôi chim yến. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học công nghệ nuôi chim yến…
Có thể bạn quan tâm

Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng tới XK cũng như giá cả của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam... Gạo là một trong những mặt hàng đang bị ảnh hưởng ngay từ việc Trung Quốc phá giá NDT.

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 61 khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, kỳ lạ là tỷ trọng DN trong nông nghiệp lại có xu hướng… sụt giảm! Làm thế nào để xoay chuyển thực trạng này?

Còn hơn một tháng nữa mới vào vụ thu hoạch cau, nhưng hiện thương lái đã đổ xô về các huyện vùng cao tỉnh Quảng Ngãi thu mua cau non với giá cao gấp ba lần năm ngoái để bán sang Trung Quốc.

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam”, Việt Nam sẽ duy trì vị thế XK gạo của mình nhưng hướng vào chất lượng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

UBND tỉnh vừa có quyết định bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015. Theo đó, UBND tỉnh cấp cho Sở Nông nghiệp và PTNT 859,260 triệu đồng để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2015, gồm kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác điều tra và thu mẫu tại địa bàn 55,2 triệu đồng; hỗ trợ phục vụ công tác xử lý ổ dịch 804,06 triệu đồng, kinh phí chỉ thực hiện khi có dịch xảy ra.