Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Bền Vững

Hội Thảo Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Bền Vững
Ngày đăng: 23/10/2014

Được tổ chức tại Hà Nội chiều qua (22/10) bởi Cty Yến sào Khánh Hòa, hội thảo khoa học “Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo hướng bền vững” đã được nhiều nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước cho ý kiến.

Theo đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến, nhằm xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam”, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Theo báo cáo, nghề nuôi chim yến tại Việt Nam đang phát triển nhanh. Toàn quốc có khoảng 219 hang yến lớn nhỏ, tập trung nhiều ở các địa phương như: Khánh Hòa có 154 hang, Bình Định 16 hang, Phú Yên 12 hang… Sản lượng tổ yến tại các đảo thiên nhiên ở Việt Nam khoảng 5.000 kg/năm, trong đó nhiều nhất là Khánh Hòa với hơn 3.200 kg.

Bên cạnh đó, chim yến làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 ngôi nhà yến, tập trung nhiều ở các tỉnh Nam bộ như: Kiên Giang, Đồng Nai, Tiền Giang, TP.HCM…

Các nhà khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến nhờ có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Giá trị sản phẩm yến sào của nước ta được đánh giá cao hơn sản phẩm của các nước trong khu vực. Các đơn vị nuôi yến và sản xuất các sản phẩm yến sào có kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật trong khai thác, sản xuất.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh to lớn ấy. Nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát, chưa có định hướng và quy hoạch cụ thể, có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi; quá trình đô thị hóa, nạn phá rừng, điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến...

Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển nghề này trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, bền vững có ý nghĩa rất thiết thực. Các nhà khoa học cho rằng, các tổ chức, đơn vị có năng lực và trách nhiệm cần phối hợp với các cơ quan ban ngành của địa phương thực hiện khảo sát, quy hoạch làng nghề, các tiểu vùng nuôi chim yến. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học công nghệ nuôi chim yến…


Có thể bạn quan tâm

Câu được cá sủ vàng ở Quảng Bình giá nửa tỷ đồng Câu được cá sủ vàng ở Quảng Bình giá nửa tỷ đồng

Người câu được cá sủ vàng ở Quảng Bình là anh Nguyễn Tiến Nhật xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Được biết, con cá sủ vàng nặng 2,8 kg, được thương lái trả đến nửa tỷ đồng, nhưng ngư dân này vẫn chưa đồng ý bán.

26/11/2015
Sản xuất trái cây rải vụ, nhà nông thu bộn tiền Sản xuất trái cây rải vụ, nhà nông thu bộn tiền

Xuất khẩu một số loại trái cây như nhãn, vải, chôm chôm, sầu riêng, xoài… tăng trưởng mạnh trong 10 tháng đầu năm, dự báo kim ngạch xuất khẩu trái cây năm nay có thể đạt 2 tỷ USD.

26/11/2015
Lợn, gà sạch bị đánh đồng Lợn, gà sạch bị đánh đồng

Trên địa bàn cả nước đã có hàng trăm cơ sở nuôi lợn, gà với hàng triệu con được chứng nhận VietGAP, nhưng có thực tế là người nuôi vẫn khó tìm nguồn tiêu thụ, còn nhiều người dân lại không biết tìm mua thực phẩm sạch ở đâu.

26/11/2015
Nuôi cá bống tượng vừa dễ lại cho hiệu quả cao Nuôi cá bống tượng vừa dễ lại cho hiệu quả cao

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá bống tượng ở xã Tân Thành, TP Cà Mau đang phát triển mạnh, nhiều hộ nuôi thành công và đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Mô hình giúp nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, đồng thời đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi địa phương.

26/11/2015
Mướt mắt ngắm vườn nho Ba Mọi trái mùa vẫn sai trĩu giàn Mướt mắt ngắm vườn nho Ba Mọi trái mùa vẫn sai trĩu giàn

Tuy giờ không phải mùa nho nhưng du khách đến Ninh Thuận những tháng cuối năm muốn lưu lại bức ảnh đẹp với vườn nho sai trĩu quả vẫn có thể tìm đến một địa chỉ: Vườn nho Ba Mọi (thôn Hiệp Hòa, Phước Thuận, Ninh Phước).

26/11/2015