Hội Thảo Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Bền Vững

Được tổ chức tại Hà Nội chiều qua (22/10) bởi Cty Yến sào Khánh Hòa, hội thảo khoa học “Phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam theo hướng bền vững” đã được nhiều nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước cho ý kiến.
Theo đó, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến, nhằm xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam”, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Theo báo cáo, nghề nuôi chim yến tại Việt Nam đang phát triển nhanh. Toàn quốc có khoảng 219 hang yến lớn nhỏ, tập trung nhiều ở các địa phương như: Khánh Hòa có 154 hang, Bình Định 16 hang, Phú Yên 12 hang… Sản lượng tổ yến tại các đảo thiên nhiên ở Việt Nam khoảng 5.000 kg/năm, trong đó nhiều nhất là Khánh Hòa với hơn 3.200 kg.
Bên cạnh đó, chim yến làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, cả nước có khoảng 2.000 ngôi nhà yến, tập trung nhiều ở các tỉnh Nam bộ như: Kiên Giang, Đồng Nai, Tiền Giang, TP.HCM…
Các nhà khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến nhờ có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Giá trị sản phẩm yến sào của nước ta được đánh giá cao hơn sản phẩm của các nước trong khu vực. Các đơn vị nuôi yến và sản xuất các sản phẩm yến sào có kinh nghiệm và bí quyết kỹ thuật trong khai thác, sản xuất.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh to lớn ấy. Nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát, chưa có định hướng và quy hoạch cụ thể, có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi; quá trình đô thị hóa, nạn phá rừng, điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của chim yến...
Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển nghề này trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, bền vững có ý nghĩa rất thiết thực. Các nhà khoa học cho rằng, các tổ chức, đơn vị có năng lực và trách nhiệm cần phối hợp với các cơ quan ban ngành của địa phương thực hiện khảo sát, quy hoạch làng nghề, các tiểu vùng nuôi chim yến. Bên cạnh đó, cần chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học công nghệ nuôi chim yến…
Có thể bạn quan tâm

Nhằm thực hiện Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, với mục tiêu: tiếp tục nâng cao chất lượng con giống phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.

Những ngày qua, người trồng mít ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và các địa phương lân cận lao đao vì giá bán mít xuống thấp so với từ trước đến nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tin đồn thất thiệt về việc nhà vườn thu hoạch mít non xử lí thuốc cho mau chín bán ra thị trường.

Được hình thành và phát triển cách đây hơn 4 năm, đến nay công tác xây dựng và quản lý hoạt động của các tổ quản lý cộng đồng (QLCĐ) trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi của TX Sông Cầu (Phú Yên) vẫn không ngừng phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả bằng những hình thức hoạt động mới hơn, sáng tạo hơn nhằm thu hút bà con ngư dân ở những vùng nuôi thủy sản

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến mủ cao su trong tỉnh đang lo lắng vì sản lượng khai thác và giá cao su xuất khẩu đang giảm mạnh, chỉ bằng 70-80% so với cùng kỳ năm trước. Theo nhận định của các doanh nghiệp cao su, tình trạng rớt giá sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi nguồn cung cao su trên thế giới đang gia tăng.