Hội Thảo Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ngày 29/10, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi tôm sú công nghiệp theo hướng VietGap tại hộ ông Lê Chí Linh, ấp Kinh Tư, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước.
Mô hình được thực hiện trên diện tích 5.000 m2, tôm được thả nuôi với mật độ 30 con/m2; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 100% tiền con giống và 30% thức ăn, hóa chất xử lý ao đầm. Sau hơn 4 tháng thả nuôi, tôm có trọng lượng trung bình khoảng 40 con/kg, năng suất ước đạt trên 2 tấn. Với giá tôm hiện nay, trừ các khoản chi phí, chủ hộ thu lãi trên 150 triệu đồng.
Tại hội thảo, nông dân đánh giá cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình. Tuy nhiên, để mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap được nhân rộng, bà con kiến nghị các cấp, các ngành tìm đầu ra cho tôm nuôi. Bởi đây là mô hình nuôi tôm sạch, người nuôi phải đầu tư tốn kém hơn, nhưng khi bán ra thị trường giá thành lại giống như các mô hình khác, làm giảm lợi nhuận của người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

Trước khi đến với nghề nuôi thỏ, ông Nguyễn Hồng Phú, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) từng lăn lộn với nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi được giới thiệu mô hình nuôi thỏ, ông đã bỏ công sức tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và quyết định làm giàu từ thỏ.

Theo phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), đến nay, toàn huyện có 142 lán trại trồng nấm tại 24 xã với tổng diện tích 21.150 m2. Năm nay, huyện tiếp tục sản xuất các loại nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ cung cấp ra thị trường. 9 tháng qua, sản lượng thu hoạch nấm tươi của toàn huyện đạt 153 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (Phù Mỹ - Bình Định), cho biết: Do thiếu nước tưới, vụ bắp vừa qua nông dân Mỹ Thọ chỉ trồng 79 ha bắp xen với cây hành, giảm 31 ha so cùng vụ năm ngoái. Tuy thời tiết nắng nóng kéo dài, gây khó khăn cho sản xuất, nhưng diện tích nào đã trồng thì bà con nông dân vẫn kéo điện ra đồng khai thác mạch nước ngầm để tưới, nên năng suất bắp đạt khá cao.