Hội Thảo Khoa Học Nghiên Cứu Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Nghêu

Chiều ngày 05/6/2014, tại huyện Duyên Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo UBND huyện Duyên Hải, huyện Châu Thành và đại diện các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu ở các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh”.
Tại hội thảo, đại biểu được nghe các báo cáo tham luận: Thực trạng nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 – 2013, định hướng đến năm 2030 của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Trà Vinh; Thực trạng nuôi nghêu tại Hợp tác xã Ba Dinh; Báo cáo về đặc điểm diện mạo – trầm tích bãi triều ven biển tỉnh Trà Vinh;
Đánh giá vùng thích nghi nuôi nghêu và xây dựng mô hình nuôi trồng, khai thác hợp lý của Viện Địa lý Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh; Xác định thành phần loài và mùa vụ xuất hiện của các loài Tảo có khả năng sinh độc tố liên quan đến hiện trạng môi trường ven biển tỉnh Trà Vinh của Viện Hải dương học.
Trên cơ sở thông tin khoa học và thực trạng nghề nuôi nghêu tại các vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh, Hội thảo khoa học này nhằm tìm ra những yếu tố bất lợi để hạn chế thiệt hại; đồng thời đưa ra những giải pháp, hướng khai thác có hiệu quả cho nghề nuôi nghêu ở Trà Vinh; xây dựng bản đồ thích nghi nuôi nghêu, sò huyết trên diện tích khoảng 7.730 ha.
Qua đó, đề xuất Trà Vinh cần có giải pháp bảo vệ nguồn nghêu bố mẹ; theo dõi sự biến động của vùng nuôi, nhằm đưa ra các khuyến cáo kịp thời, hạn chế thiệt hại; ưu tiên mở rộng diện tích nuôi nghêu ở khu vực Hồ Thùng, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải; tăng cường các nguồn vốn vay hỗ trợ với lãi suất ưu đãi. Phát triển bền vững nghề nuôi nghêu, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Trà Vinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với diện tích bãi bồi có tiềm năng nuôi nghêu khoảng 8.100 ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 Tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi nghêu ở 3 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành; năm 2013 thả nuôi 274 tấn nghêu giống trên diện tích 920 ha, sản lượng thu hoạch 784 tấn.
Với tiềm năng về bãi bồi ven biển và giá trị kinh tế cao của con nghêu, UBND tỉnh Trà Vinh đã công bố qui hoạch cụ thể diện tích nuôi nghêu cũng như diện tích nuôi nhuyễn thể của tỉnh đến năm 2015 là 2.200 ha, năm 2020 là 2.300 ha và ổn định đến năm 2030.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ sau hơn 1 năm áp dụng mô hình trồng rau an toàn sinh học do Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình phát động, 37 hội viên phụ nữ xóm 10 đã thu được kết quả đáng mừng.

Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, anh Ngô Trí Xuân trồng cỏ, nuôi bò sữa. Gia trại của anh hiện có 23 con bò sữa, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng

Thời gian qua, nghề chăn nuôi bò, nhất là nuôi bò lai sinh sản và bò vỗ béo là nguồn thu nhập chính đối với hàng ngàn nông dân ở Quảng Ngãi

Vài năm trở lại đây, nghề chất nấm rơm ở Hậu Giang phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu ở huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Châu Thành A, Phụng Hiệp.

Với 3.400 cây phong lan Mokara cắt cành, trong đó 1.500 cây đã cho thu hoạch, trồng trên phạm vi 1.000m2, anh Lê Thành Trung thu đều hơn 100 bông/ngày