Hội Thảo Đầu Bờ Về Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.
Tháng 7 năm 2014, Tổ chức CRSD Khánh Hòa triển khai nuôi tôm theo hướng VietGAP tại 4 ao nuôi tôm với diện tích 2ha, mật độ thả nuôi 100 con/m2. Tổ chức CRSD hỗ trợ 100% con giống và 30% vật tư thiết yếu và kỹ thuật. Sau 70 ngày nuôi, các ao đồng loạt thu hoạch, năng suất bình quân đạt 8 tấn/ha, trọng lượng 92 con/kg. Với giá 132.000 đồng/kg, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 250 triệu đồng/mỗi ao.
Tại hội thảo, người nuôi đánh giá cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình, yếu tố môi trường được đảm bảo sau nuôi. Tuy nhiên để tôm nuôi theo hướng VietGAP đạt giá trị kinh tế cao hơn nữa và nhân rộng được mô hình, người nuôi kiến nghị Dự án tìm đầu ra cho sản phẩm. Bởi đây là tôm sạch, việc đầu tư tốn kém nhưng khi bán ra thị trường giá thành như tôm nuôi truyền thống làm giảm lợi nhuận của người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Danh Thế - giám đốc Công ty cổ phần sinh học Xanh Việt (Long Khánh, Đồng Nai) - cho biết hiện giá chuối trái được thương lái mua tại vườn xấp xỉ 6.000 đồng/kg, tăng 1.500 đồng so với cuối năm 2013.

Trong những năm gần đây xuất khẩu gạo thơm liên tục tăng. Nếu năm 2010 chỉ mới đạt trên 200.000 tấn thì năm 2011 tăng hơn gấp đôi, đạt 460.000 tấn. Năm 2012, con số này là trên 600.000 tấn và năm 2013 đạt tới trên 900.000 tấn.

Bà Đào Thị Hiệp, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 2.500 m2 cải thảo to đẹp nhưng không bán được đành chặt bỏ. Ông Phạm Đình Thông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh cho biết trên địa bàn xã hiện có hơn 1.000 ha rau củ các loại nông dân phải cắt cho bò ăn hoặc cày làm phân xanh.

Sản xuất giống hoa theo phương pháp cấy mô (invitro), xuất khẩu sang nhiều nước trong đó có cả “Vương quốc hoa” Hà Lan thu về 2 triệu USD/năm, đó là thành công của Công ty CP công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).