Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Cá Chình Trong Ao

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.
Mô hình nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản, giúp bà con nông dân tiếp cận những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế để nhân rộng, tạo việc làm, tăng thu nhập, đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho nganh nuôi trồng thủy sản của huyện đa dạng và bền vững.
Ngày 13/9/2013, tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh thuận, huyện Vĩnh Thuận, TTKNKN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình. Mô hình do hộ ông Phan Văn Hưởng thực hiện với quy mô 500m2, thả 250 con giống. Hộ nuôi được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí mua giống, 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh.
Trong thời gian thực hiện mô hình, TTKNKN đã tổ chức 1 lớp tập huấn cho 30 nông dân quanh vùng. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ khuyến nông Trạm, huyện theo dõi lấy chỉ tiêu về môi trường, tốc độ phát triển của cá, hướng dẫn chủ hộ cải tạo ao, chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh thường gặp trong quá trình nuôi. Sau 17 tháng nuôi, mô hình cho lợi nhuận là 94.115.000 đồng.
Mô hình nuôi cá chình trong ao từng bước đa dạng hóa giống loài vật nuôi, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có về vật dụng và nhân lực, tạo điều kiện hộ nông dân tăng thêm thu nhập. So với các mô hình sản xuất tại địa phương thì lợi nhuận đem lại từ mô hình nuôi cá chình trong ao khá cao. Vì vậy, mô hình này có khả năng nhân rộng ra trong sản xuất ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
-6109141.jpg)
Lũ năm 2000 đạt 5,08 m, là đỉnh cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long tính đến nay. Bộ trưởng Nông nghiệp nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến khảo sát thực địa tại hai tỉnh An Giang - Đồng Tháp vài ngày trước cũng cho rằng lũ năm nay có thể vượt mức báo động 5, bằng hoặc cao hơn đỉnh lũ 2000

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.