Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Cá Chình Trong Ao

Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Cá Chình Trong Ao
Ngày đăng: 01/10/2013

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá chình trong ao tại huyện Vĩnh Thuận.

Mô hình nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nuôi trồng thủy sản, giúp bà con nông dân tiếp cận những đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế để nhân rộng, tạo việc làm, tăng thu nhập, đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho nganh nuôi trồng thủy sản của huyện đa dạng và bền vững.

Ngày 13/9/2013, tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh thuận, huyện Vĩnh Thuận, TTKNKN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình. Mô hình do hộ ông Phan Văn Hưởng thực hiện với quy mô 500m2, thả 250 con giống. Hộ nuôi được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí mua giống, 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh.

Trong thời gian thực hiện mô hình, TTKNKN đã tổ chức 1 lớp tập huấn cho 30 nông dân quanh vùng. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ khuyến nông Trạm, huyện theo dõi lấy chỉ tiêu về môi trường, tốc độ phát triển của cá, hướng dẫn chủ hộ cải tạo ao, chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh thường gặp trong quá trình nuôi. Sau 17 tháng nuôi, mô hình cho lợi nhuận là 94.115.000 đồng.

Mô hình nuôi cá chình trong ao từng bước đa dạng hóa giống loài vật nuôi, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có về vật dụng và nhân lực, tạo điều kiện hộ nông dân tăng thêm thu nhập. So với các mô hình sản xuất tại địa phương thì lợi nhuận đem lại từ mô hình nuôi cá chình trong ao khá cao. Vì vậy, mô hình này có khả năng nhân rộng ra trong sản xuất ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính Trồng Hoa Hồng Trong Nhà Kính

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

13/10/2014
Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện” Thu Gom Ốc Bươu Vàng, “Nhất Cử Lưỡng Tiện”

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

13/10/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống Hiệu Quả Từ Mô Hình Chăn Nuôi Kết Hợp Ở Huyện Nông Cống

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

13/10/2014
Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Nông Dân Mường Lát Đoàn Kết Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

13/10/2014
9 Tháng, Phường Quảng Tiến Đánh Bắt 15.500 Tấn Hải Sản, Đạt 96,8% Kế Hoạch 9 Tháng, Phường Quảng Tiến Đánh Bắt 15.500 Tấn Hải Sản, Đạt 96,8% Kế Hoạch

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.

13/10/2014