Hội Thảo Đầu Bờ Khảo Nghiệm Giống Lúa Hương Việt 3

Phòng NN & PTNT huyện Điện Biên vừa phối hợp với UBND xã Thanh Hưng, Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương Điện Biên và Viện Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ sản xuất giống lúa Hương Việt 3 tại xã Thanh Hưng.
Mô hình khảo nghiệm trên diện tích 1ha, do 7 hộ nông dân đội 1, xã Thanh Hưng tham gia thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, giống lúa thuần Hương Việt 3 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cánh đồng Mường Thanh. Cụ thể: khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh khá, đặc biệt với bệnh khô vằn và bệnh bạc lá trong vụ mùa; năng suất đạt 62 tạ/ha; chất lượng gạo thơm ngon, hạt trắng.
Đây là giống lúa thuần được Viện Nghiên cứu lúa thuộc Học viện Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu, chọn tạo trên cơ sở từ 4 nguồn gen quý của 4 giống lúa, gồm: Tám Thơm, D42 (Việt Nam), giống lúa Hoa Sữa (Mỹ) và giống lúa Daikokij (Nhật Bản). Giống lúa thuần Hương Việt 3 có đặc tính nông học là: thời gian sinh trưởng trung bình (vụ mùa từ 115 - 125 ngày; vụ chiêm xuân là 135 ngày); đẻ nhánh khỏe, chiều cao trung bình 95 - 105cm, thân khỏe, chống đổ tốt.
Việc gieo trồng khảo nghiệm thành công giống lúa thuần Hương Việt 3 sẽ góp phần bổ sung một bộ giống mới vào cơ cấu giống lúa tại khu vực lòng chảo Điện Biên và từng bước thay thế dần các loại giống lúa cũ có nguy cơ thoái hóa và chống chịu sâu bệnh hại kém...
Có thể bạn quan tâm

Là huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là giống chè Shan tuyết; những năm qua, cây chè được huyện Quang Bình (Hà Giang) xác định là cây kinh tế mũi nhọn, không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực.

Theo một thống kê của JICA, có tới 90% nông dân Việt Nam đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Và trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng VietGAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

Trong thời gian qua, Quảng Ninh đã rất nỗ lực trong việc trồng mới và hồi sinh những cánh rừng ngập mặn (RNM). Tuy nhiên, trước những biến đổi của khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, ô nhiễm môi trường... thì việc khôi phục và trồng lại RNM là vô cùng khó khăn, tốn kém.

Chị B.T (ngụ ở Q.7, TP.HCM) than phiền, gần đây các siêu thị gần nhà hầu như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. “Thịt bò Úc nhìn đẹp, ngọt và mềm, tuy nhiên giá hơi cao, chỉ thích hợp cho người có thu nhập khá. Người thu nhập thấp như tôi ít có khả năng mua.

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang chuyên canh sầu riêng, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tinh thần dám nghĩ, dám làm của nông dân Hàng Văn Phúc (sinh năm 1955), ở ấp 1, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy (Tiền Giang).