Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.
Tại đây, gần 50 nông dân và cán bộ kỹ thuật của xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A đã tham quan 45 ô trồng 15 giống lúa khảo nghiệm (3 lần lặp lại). Qua thực tế tham quan, bà con đã chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao có những đặc tính vượt trội là ngắn ngày, ít sâu bệnh, năng suất cao, hạt lúa đẹp, đẻ nhánh tốt. Các giống lúa được bình chọn là OM 5451 (100%), OM 3673 (88%), OM 8108 (84%), OM 4488 (28%), OM 6976 (24%).
Đây là lần thứ hai, BQL tổ chức hội thảo để trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Được biết, sắp tới, việc bình chọn, đánh giá chất lượng lúa sẽ được BQL thực hiện ở ba xã Lương Tâm, Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A. Từ kết quả bình chọn này, BQL làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất lúa tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18-5-2015, Báo SGGP có bài “Tự làm khó…” nêu những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải, không chỉ vì tự thân ngành mà còn do những quy định “trói chân” doanh nghiệp (DN). Ngày 22-5, dù đang đi Hà Lan và Đan Mạch, anh Âu Thanh Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cũng trao đổi thêm với chúng tôi một số ý để làm sáng tỏ hơn về những quy định ngược xu thế này.

Khoảng 1.000 ha mía tím ở Hòa Bình khó tiêu thụ có thể phải chuyển sang làm giống hoặc hủy bỏ để lấy đất làm vụ mới.

Vấn nạn SX chè bẩn đã tồn tại nhiều năm nay ở nhiều vùng chè trong cả nước.

Không chỉ các tỉnh phía Nam, tại phía Bắc, hai tỉnh thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM là Thái Bình và Nam Định cũng đang đau đầu với bài toán kinh phí.

Cái sổ đỏ thấy nhẹ tênh nhưng đối với nông dân có giá trị vô cùng. Có người nhờ nó vượt qua cơn thắt ngặt, phất lên làm giàu, nhưng cũng có người làm ăn lận đận, sổ đỏ “cắm” mãi ở ngân hàng. Đó là thực tế đang diễn ra phổ biến ở ĐBSCL.