Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.
Tại đây, gần 50 nông dân và cán bộ kỹ thuật của xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A đã tham quan 45 ô trồng 15 giống lúa khảo nghiệm (3 lần lặp lại). Qua thực tế tham quan, bà con đã chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao có những đặc tính vượt trội là ngắn ngày, ít sâu bệnh, năng suất cao, hạt lúa đẹp, đẻ nhánh tốt. Các giống lúa được bình chọn là OM 5451 (100%), OM 3673 (88%), OM 8108 (84%), OM 4488 (28%), OM 6976 (24%).
Đây là lần thứ hai, BQL tổ chức hội thảo để trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Được biết, sắp tới, việc bình chọn, đánh giá chất lượng lúa sẽ được BQL thực hiện ở ba xã Lương Tâm, Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A. Từ kết quả bình chọn này, BQL làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất lúa tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, vươn lên trong khó khăn để chuyển đổi từ mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, trở thành người làm ăn hiệu quả nhất vùng chuyển đổi xã Đông Sơn (Đông Hưng - Thái Bình). Đó chính là ông Bùi Thọ Thính.

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại tỉnh Đắk Nông đã tận dụng nguồn nước các lòng hồ thủy điện để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đang mở ra một hướng làm giàu mới cho người nghèo, thiếu đất sản xuất.

Từ nhiều năm nay, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, bà con nông dân ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tận dụng lượng rơm rạ sẵn có để trồng nấm rơm nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Hà Tĩnh thì từ đầu tháng 8 đến nay phát hiện tôm chết hàng loại do dịch bệnh đốm trắng do vius và hội chứng gan tụy của 138 hộ nuôi tại 6 xã của huyện Kỳ Anh và xã Xuân Yên ở huyện Nghi Xuân.

Phát huy lợi thế đồi rừng, gần đây, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã Yên Phú (Hàm Yên, Tuyên Quang) đã phát triển nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó có mô hình chăn nuôi lợn đen lai lợn rừng của bà con nông dân thôn 7 Thống Nhất.