Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.
Tại đây, gần 50 nông dân và cán bộ kỹ thuật của xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A đã tham quan 45 ô trồng 15 giống lúa khảo nghiệm (3 lần lặp lại). Qua thực tế tham quan, bà con đã chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao có những đặc tính vượt trội là ngắn ngày, ít sâu bệnh, năng suất cao, hạt lúa đẹp, đẻ nhánh tốt. Các giống lúa được bình chọn là OM 5451 (100%), OM 3673 (88%), OM 8108 (84%), OM 4488 (28%), OM 6976 (24%).
Đây là lần thứ hai, BQL tổ chức hội thảo để trình diễn và xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp cho các giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Được biết, sắp tới, việc bình chọn, đánh giá chất lượng lúa sẽ được BQL thực hiện ở ba xã Lương Tâm, Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A. Từ kết quả bình chọn này, BQL làm nền tảng phục vụ cho phát triển sản xuất lúa tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu đã khiến việc tiêu thụ cà phê bị sụt giảm.

Trước khi bén duyên với nuôi lợn, anh Trần Văn Lưu ở thôn Nam Sơn, xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã từng làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ vữa, rồi đi bẻ nhãn thuê…

Vụ sản xuất năm 2012, nhiều diêm dân ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua bạt lót, xây ruộng bằng xi măng để tăng năng suất, chất lượng muối.

Ông Nguyễn Xuân Hà ngụ tại ấp 6, xã Nha Bích, huyện Chơn Thành (Bình Phước) phân trần: Cả 1,2 ha điều 15 tuổi này bán củi chỉ được 20 triệu, nhưng cũng phải cưa vì điều vừa thất mùa lại vừa xuống giá; vụ vừa qua bán chỉ được 20 triệu, trừ chi phí còn chưa đầy 10 triệu.

Đầu tháng tư âm lịch, người nuôi tôm ở Phú Thuận đã hoàn tất việc vệ sinh nền đất, tu sửa bờ bao vuông ruộng và bắt đầu thả con giống dự kiến khoảng 337 héc-ta. Đây là vùng nuôi tôm càng xanh lớn nhất của huyện Thoại Sơn và tỉnh An Giang, với mô hình “1 vụ lúa + 1 vụ tôm” hơn 10 năm nay.