Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồi Sinh Những Vùng Đất Khô Hạn Ở Mèo Vạc

Hồi Sinh Những Vùng Đất Khô Hạn Ở Mèo Vạc
Ngày đăng: 18/09/2014

Trong khi các xã khác trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang khẩn trương thu hoạch ngô, chuẩn bị đất để gieo trồng vụ mới thì người dân ở các xã: Niêm Tòng, Niêm Sơn, Khâu Vai mới bắt đầu tiến hành vun các diện tích ngô trồng lại.

Nguy cơ thiếu đói đang hiện hữu, nhưng trên gương mặt của người nông dân, họ vẫn đặt nhiều niềm tin vào những nương ngô đang vươn mình “hồi sinh” trên vùng đất hạn.

Trở lại các xã: Niêm Tòng, Niêm Sơn, Khâu Vai mới có thể nhận thấy “sự sống” trên các nương ngô đang dần được “hồi sinh”. Những nương ngô sau khi được gieo trồng lại gặp mưa bắt đầu vươn mình, thay thế màu vàng úa của khô hạn. Hơn một tháng trở về trước, nơi đây chẳng khác nào “vùng núi chết” khi gần như toàn bộ diện tích ngô ngả màu vàng do thiếu nước.

Chỉ tính riêng 3 xã chịu ảnh hưởng nặng nhất đã có tới 1.323 ha, trong đó có trên 895 ha bị mất trắng, với tổng số 3.363 hộ bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước lên đến trên 18 tỷ đồng. Bao đời nay, người nông dân nơi đây chủ yếu trông chờ vào cây ngô, bởi đây là cây lương thực chính.

Khi thiên tai cướp đi mồ hôi, công sức và niềm hy vọng của họ thì nguy cơ đói, nghèo lại tiếp tục ám ảnh. Thế nhưng, bằng sự nỗ lực, vươn lên khó khăn của chính người dân, đặc biệt sự vào cuộc kịp thời của các cấp, các ngành với sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, bà con nhân dân ở các xã có diện tích ngô bị thiệt hại đã chủ động và khẩn trương khắc phục.

Ngay sau khi nhổ bỏ những diện tích ngô không có khả năng cho thu hoạch, tận dụng thân cây làm thức ăn chăn nuôi, sử dụng ủ phân xanh làm phân hữu cơ, bà con nhân dân các xã đã khẩn trương thu dọn ruộng nương, triển khai làm đất kịp thời trồng lại. Anh Ly Mí Dính, thôn Pó Pi A, xã Niêm Tòng cho biết: “Nhà thì trồng được 20kg giống nhưng bị chết gần hết, chỉ cho thu hoạch một ít đủ ăn trong thời gian ngắn thôi. Sau khi được hỗ trợ giống và trồng lại thì mọi người cũng chỉ mong không bị hạn hán để không phải lo đói nữa”.

Được biết, huyện Mèo Vạc đã cấp phát ngô giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu được với điều kiện khô hạn, khẩn trương trồng bù đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo diện tích. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, do diện tích thiệt hại quá nhiều, trong khi đó một số diện tích cho thu hoạch nhưng không đáng kể. Cùng với đó, theo người dân, mặc dù trồng lại nhưng cây ngô phát triển chậm hơn và chắc chắn năng suất sẽ thấp hơn.

Nguy cơ nhiều hộ gia đình bị đói chắc chắn sẽ diễn ra, nhưng chủ yếu vào dịp sau Tết truyền thống của đồng bào Mông. Đồng chí Linh Văn Hén, Chủ tịch UBND xã Niêm Tòng cho biết: “Niêm Tòng là địa phương có diện tích ngô bị thiệt hại nặng nhất, trong khi đó hộ nghèo còn cao. Vừa qua, xã đã cứu đói giáp hạt cho 40 hộ.

Mỗi năm bình quân xã phải cứu đói cho khoảng 100 hộ nhưng năm nay con số này có thể sẽ lên tới trên 400 hộ. Sau khi nắm bắt tình hình và nguyện vọng của bà con thì chủ yếu người dân mong muốn được Nhà nước có chính sách hỗ trợ toàn bộ giống, giá phân bón”.

Đứng trước thực trạng đó, huyện Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giúp người dân yên tâm sản xuất và đáp ứng kịp thời nguyện vọng của nhân dân. Tính đến nay, huyện đã cấp trên 13 tấn ngô giống, trên 50 tấn phân để hỗ trợ cho bà con.

Đặc biệt, để đảm bảo lương thực, bù vào sản lượng ngô bị thiệt hại do han hán, với phương châm “lấy mùa bù chiêm”, huyện Mèo Vạc đang tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh, kết hợp đưa các loại giống mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là các loại cây có củ như: khoai lang, khoai tây và đưa các loại loại rau có giá trị kinh tế cao thích hợp với từng tiểu vùng khí hậu trên địa bàn huyện vào sản xuất.

Chú trọng phát huy những tiềm năng thế mạnh, quy hoạch và nhân rộng diện tích cây trồng vụ Đông, nhân rộng mô hình luân canh.

Những cơn mưa mang nước về “giải nhiệt” cho vùng đất hạn, người nông dân lại có thêm hy vọng vào một mùa vụ không mất trắng. Minh chứng cho sự kịp thời trong công tác khắc phục chính là những nương ngô đang “hồi sinh”. Một lần nữa có thể tin tưởng rằng, đói nghèo sẽ không quay lại với người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Cây Làm Giàu Trên Vùng “Đá Dựng” Cây Làm Giàu Trên Vùng “Đá Dựng”

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

21/07/2014
Nét Mới Trong Sản Xuất Vụ Đông Ở Võ Nhai Nét Mới Trong Sản Xuất Vụ Đông Ở Võ Nhai

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

06/12/2014
Trái Cây Cuối Mùa, Hút Hàng Tăng Giá Nóng Trái Cây Cuối Mùa, Hút Hàng Tăng Giá Nóng

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.

21/07/2014
Chi Hội Trưởng Nông Dân Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Chi Hội Trưởng Nông Dân Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

21/07/2014
Tập Trung Xuống Giống Gần 75.000 Ha Lúa Vụ Đông Xuân Tập Trung Xuống Giống Gần 75.000 Ha Lúa Vụ Đông Xuân

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.

08/12/2014