Hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm

Hồi sinh diện tích trồng dâu nuôi tằm
Dù còn khiêm tốn về số dư và thời gian hoạt động chưa nhiều, nhưng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện Đạ Tẻh trong 3 năm qua đã giúp nhiều hội viên, ND có vốn phát triển sản xuất.
Ông Trương Quang Lang - Chủ tịch Hội ND huyện Đạ Tẻh cho hay: “Diện tích trồng dâu nuôi tằm trên toàn huyện khoảng 500ha.
Tuy chưa phải là diện tích lớn so với các loại cây trồng khác, nhưng nhiều hộ đang ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm.
Hiện nay, giá kén ổn định ở mức cao nên nhiều diện tích đất trồng dâu đang được ND khôi phục và mở rộng…”.
Nông dân trị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) phấn khởi khi nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá.
Theo ông Trương Quang Lang, bình quân thu nhập trên 1ha trồng dâu nuôi tằm ở huyện Đạ Tẻh đạt từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Trong năm 2015, UBND huyện Đạ Tẻh quy hoạch trồng mới gần 140ha dâu.
Đến nay, diện tích này đã được triển khai đạt 100% so với kế hoạch.
Từ nay đến hết năm 2015, huyện sẽ tập trung chuyển đổi diện tích dâu giống địa phương bằng các giống dâu lai năng suất cao.
Huyện cũng chú trọng khâu cung ứng vật tư “đầu vào”, cây giống, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kén thông qua hợp đồng giúp ND yên tâm mở rộng diện tích trồng dâu thêm hơn 60ha nữa và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm theo hướng bền vững...
Tổ chức theo nhóm hộ cùng nghề
"Bình quân 1 hộ thuộc dự án trồng dâu nuôi tằm sử dụng vốn Quỹ HTND tại huyện Đạ Tẻh có từ 2-3 sào dâu, nuôi từ 1,5 đến 2 hộp trứng tằm/tháng và cho thu nhập mỗi tháng từ 7-10 triệu đồng, góp phần gắn kết hội viên, ND với tổ chức Hội ND”.Ông Trương Quang Lang-Chủ tịch Hội ND huyện Đạ Tẻh
Năm 2015, Hội ND tỉnh Lâm Đồng, Hội ND huyện Đạ Tẻh đã giải ngân 600 triệu đồng nguồn Quỹ HTND T.Ư ủy thác cho dự án trồng dâu nuôi tằm tại thị trấn Đạ Tẻh.
Tham gia dự án có 24 hộ ND thuộc tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm tổ dân phố 7.
Các hộ đã dùng vốn vay để cải tạo giống dâu, xây nhà nuôi tằm, khôi phục và mở rộng nghề.
Đến nay, toàn bộ 26ha dâu của tổ hợp tác đã chuyển sang trồng giống dâu lai Tam Bội.
Một số hộ còn chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng cây dâu như ông Trần Ngọc Bân đã chuyển 6 sào mía sang trồng dâu lai năng suất, chất lượng cao và đầu tư xây nhà tằm.
Ông Bân chia sẻ: “Với 6 sào dâu lai hiện tại, mỗi tháng, tôi nuôi từ 1,5 đến 2 hộp trứng tằm.
Tuy giá kén hiện có giảm còn 75.000 đồng/kg (so với 120.000 đồng/kg những tháng trước), nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng cho gia đình”.
Ngoài thị trấn Đạ Tẻh, tháng 7.2015, 20 hộ hội viên xã Hà Đông cũng được vay 300 triệu đồng; 8 hộ khác ở xã Mỹ Đức được vay 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh Lâm Đồng để phát triển mở rộng nghề trồng dâu nuôi tằm.
Ông Nguyễn Văn Đồng - Chủ tịch Hội ND xã Hà Đông cho hay: “Nghề trồng dâu nuôi tằm tuy mới được bà con khôi phục lại từ 2 năm trở lại đây, nhưng đến nay toàn xã đã có 45ha trồng dâu với 20 hộ chuyển nghề.
Các hộ đều được tập huấn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất dâu, kén tằm tăng rõ rệt, đảm bảo thu nhập ổn định”.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, nước lợ chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, Tiền Phong (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) còn có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản. Chính vì thế, những năm qua, dựa vào lợi thế sẵn có của địa phương, người dân xã Tiền Phong đã mạnh dạn lựa chọn và đưa nhiều loại giống thuỷ sản mới vào nuôi thí điểm. Không ít mô hình nuôi trồng thuỷ sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thành công và được nhân ra trên diện rộng. Nuôi cá vược theo hình thức quảng canh là một trong những mô hình như thế...

Để việc triển khai quy chế quản lý cá tra bố mẹ hiệu quả, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Đại, Châu Thành (Bến Tre) tiến hành khảo sát tình hình khai thác đàn cá tra bố mẹ chọn giống tại các cơ sở sản xuất giống.

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát rộ lên mạnh mẽ như thời gian gần đây. Trong khi việc kiểm soát của địa phương, ngành chức năng còn nhiều khó khăn, sông Trường Giang tiếp tục gồng mình với tình trạng rút ruột và xả thải.

Ít nơi nào trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững như thôn Trà Kiểm, xã Hòa Phước (huyện Hòa Vang). Sau khi nuôi heo, gà hiệu quả kinh tế không cao, năm 2005, hàng chục hộ ở đây chuyển sang nuôi chim cút. Mấy năm gần đây, loài chim này đem lại cơ hội làm giàu cho hơn 60 gia đình.

Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) vừa cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An.