Hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm

Hồi sinh diện tích trồng dâu nuôi tằm
Dù còn khiêm tốn về số dư và thời gian hoạt động chưa nhiều, nhưng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện Đạ Tẻh trong 3 năm qua đã giúp nhiều hội viên, ND có vốn phát triển sản xuất.
Ông Trương Quang Lang - Chủ tịch Hội ND huyện Đạ Tẻh cho hay: “Diện tích trồng dâu nuôi tằm trên toàn huyện khoảng 500ha.
Tuy chưa phải là diện tích lớn so với các loại cây trồng khác, nhưng nhiều hộ đang ăn nên làm ra với nghề trồng dâu nuôi tằm.
Hiện nay, giá kén ổn định ở mức cao nên nhiều diện tích đất trồng dâu đang được ND khôi phục và mở rộng…”.
Nông dân trị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) phấn khởi khi nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá.
Theo ông Trương Quang Lang, bình quân thu nhập trên 1ha trồng dâu nuôi tằm ở huyện Đạ Tẻh đạt từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Trong năm 2015, UBND huyện Đạ Tẻh quy hoạch trồng mới gần 140ha dâu.
Đến nay, diện tích này đã được triển khai đạt 100% so với kế hoạch.
Từ nay đến hết năm 2015, huyện sẽ tập trung chuyển đổi diện tích dâu giống địa phương bằng các giống dâu lai năng suất cao.
Huyện cũng chú trọng khâu cung ứng vật tư “đầu vào”, cây giống, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kén thông qua hợp đồng giúp ND yên tâm mở rộng diện tích trồng dâu thêm hơn 60ha nữa và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm theo hướng bền vững...
Tổ chức theo nhóm hộ cùng nghề
"Bình quân 1 hộ thuộc dự án trồng dâu nuôi tằm sử dụng vốn Quỹ HTND tại huyện Đạ Tẻh có từ 2-3 sào dâu, nuôi từ 1,5 đến 2 hộp trứng tằm/tháng và cho thu nhập mỗi tháng từ 7-10 triệu đồng, góp phần gắn kết hội viên, ND với tổ chức Hội ND”.Ông Trương Quang Lang-Chủ tịch Hội ND huyện Đạ Tẻh
Năm 2015, Hội ND tỉnh Lâm Đồng, Hội ND huyện Đạ Tẻh đã giải ngân 600 triệu đồng nguồn Quỹ HTND T.Ư ủy thác cho dự án trồng dâu nuôi tằm tại thị trấn Đạ Tẻh.
Tham gia dự án có 24 hộ ND thuộc tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm tổ dân phố 7.
Các hộ đã dùng vốn vay để cải tạo giống dâu, xây nhà nuôi tằm, khôi phục và mở rộng nghề.
Đến nay, toàn bộ 26ha dâu của tổ hợp tác đã chuyển sang trồng giống dâu lai Tam Bội.
Một số hộ còn chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng cây dâu như ông Trần Ngọc Bân đã chuyển 6 sào mía sang trồng dâu lai năng suất, chất lượng cao và đầu tư xây nhà tằm.
Ông Bân chia sẻ: “Với 6 sào dâu lai hiện tại, mỗi tháng, tôi nuôi từ 1,5 đến 2 hộp trứng tằm.
Tuy giá kén hiện có giảm còn 75.000 đồng/kg (so với 120.000 đồng/kg những tháng trước), nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng cho gia đình”.
Ngoài thị trấn Đạ Tẻh, tháng 7.2015, 20 hộ hội viên xã Hà Đông cũng được vay 300 triệu đồng; 8 hộ khác ở xã Mỹ Đức được vay 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh Lâm Đồng để phát triển mở rộng nghề trồng dâu nuôi tằm.
Ông Nguyễn Văn Đồng - Chủ tịch Hội ND xã Hà Đông cho hay: “Nghề trồng dâu nuôi tằm tuy mới được bà con khôi phục lại từ 2 năm trở lại đây, nhưng đến nay toàn xã đã có 45ha trồng dâu với 20 hộ chuyển nghề.
Các hộ đều được tập huấn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất dâu, kén tằm tăng rõ rệt, đảm bảo thu nhập ổn định”.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.